dịch vụ kế toán

Tin Tức

Mã Số Thuế Doanh Nghiệp Là Gì? Hướng Dẫn Đăng Ký Và Tra Mã Số Thuế Doanh Nghiệp

Mã số thuế doanh nghiệp là gì? Vì sao doanh nghiệp cần phải có mã số thuế theo những quy định hiện hành mới của cơ quan Thuế? Thủ tục đăng ký mã số thuế có trình tự ra sao? Mời bạn cùng đọc bài viết dưới đây, GMS Consulting sẽ giải đáp tất cả các thắc mắc trên của bạn nhé.

Mã số thuế doanh nghiệp là gì?

Mã số thuế doanh nghiệp (hay còn gọi là mã số doanh nghiệp) bao gồm một dãy số, dãy số này được mã hóa theo nguyên tắc nhất định. Mã số này sẽ được cấp cho những người có nghĩa vụ phải nộp thuế, lệ phí hoặc là một số khoản thu khác theo quy định của Pháp luật. 

Mã số thuế doanh nghiệp tiếng Anh là gì?

  • Mã số thuế tiếng Anh là: Tax Identification Number
  • Mã số doanh nghiệp tiếng Anh là: Business code
  • Mã số thuế doanh nghiệp tiếng Anh là: Corporate Tax Code

>> Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp Là Gì? Hướng Dẫn Cách Tính Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp

mã số thuế doanh nghiệp là gì

Giấy chứng nhận đăng ký thuế

Mã số doanh nghiệp có phải là mã số thuế không?

Theo Khoản 1 Điều 29 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định:

Mã số doanh nghiệp là dãy số được tạo bởi Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, được cấp cho doanh nghiệp khi thành lập và được ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp có một mã số duy nhất và không được sử dụng lại để cấp cho doanh nghiệp khác

Theo Khoản 1 Điều 8 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định:

Mỗi doanh nghiệp được cấp một mã số duy nhất gọi là mã số doanh nghiệp. Mã số này đồng thời là mã số thuế và mã số đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp

Như vậy theo Luật doanh nghiệp hiện hành quy định thì mã số thuế là mã số doanh nghiệp. Mã số này sẽ tồn tại trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh cho đến khi doanh nghiệp chấm dứt hoạt động. Trong trường hợp doanh nghiệp có thay đổi các thông tin đăng ký như: thay đổi tên, thay đổi địa chỉ trụ sở, thay đổi chủ sở hữu thì mã số doanh nghiệp vẫn không thay đổi.

Tuy nhiên, đối với trường hợp thành lập công ty trước ngày 01/07/2015 (trước khi Luật Doanh nghiệp năm 2014 có hiệu lực) thì mã số thuế và mã số doanh nghiệp là 2 số khác nhau.

Mã số thuế doanh nghiệp có bao nhiêu số?

Mã số thuế của doanh nghiệp là một dãy số được quy định theo thông tư 95/2016/TT-BTC tại điều 4 nằm ở khoản 2. Cấu trúc mã số thuế doanh nghiệp có dạng như sau:

N1N2 N3N4N5N6N7N8N9 N10 – N11N12N13

Mã số thuế DN bao gồm 2 dạng: mã số thuế doanh nghiệp 10 số và mã số thuế doanh nghiệp 13 số

  • Theo quy định của Luật pháp, N1N2 là mã số phân khoảng tỉnh cấp.
  • Chữ số từ N3 đến N9: Số thứ tự mà doanh nghiệp đăng ký mã số thuế theo thời gian
  • N10: là chữ số kiểm tra
  • Nghĩa là mã số thuế doanh nghiệp gồm 10 chữ số từ N1 đến N10: Là mã số cho những cá nhân nộp thuế độc lập hoặc là doanh nghiệp chính.
  • Mã số doanh nghiệp có 13 chữ số là N11N12N13 đây là các chi nhánh của doanh nghiệp chính hoặc cá nhân.

>> Xem thêm những khoản thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp và khoản thu nhập được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp

Những nguyên tắc cấp mã số thuế doanh nghiệp là gì?

Theo điều 21 của Luật quản lý thuế, người có nghĩa vụ phải nộp thuế đều được cấp một mã số duy nhất. Mã số này sẽ theo suốt doanh nghiệp trong quá trình hoạt động, có hiệu lực từ khi đăng ký thuế cho đến lúc doanh nghiệp không còn tồn tại. Kể cả người nộp thuế có nhiều hoạt động với đa ngành nghề, đa địa bàn khác nhau.

Khi được cơ quan có thẩm quyền cấp mã số thuế công ty thì tuyệt đối không được dùng để cấp cho những tổ chức hay cá nhân có nghĩa vụ nộp thuế khác. Nếu doanh nghiệp không tồn tại nữa thì mã số thuế này hoàn toàn không được dùng lại, cũng như chấm dứt toàn bộ hiệu lực có liên quan.

Trường hợp nếu cá nhân hay tổ chức đã dừng hoạt động kinh doanh nhưng sau đó kinh doanh lại thì mã số thuế này cũng không thay đổi.

Các đơn vị độc lập là các tổ chức doanh nghiệp có đầy đủ tư cách pháp nhân và có trách nhiệm về những nghĩa vụ của mình trước pháp luật sẽ được cấp mã số thuế 10 số. Đối với mã số thuế doanh nghiệp 13 số sẽ cấp cho:

  • Những chi nhánh, những nhà máy, các văn phòng đại diện hay là các cửa hàng có hoạt động kinh doanh. Tiến hành kê khai và nộp thuế lên cơ quan thuế (trừ những trường hợp là chi nhánh của các công ty ở nước ngoài mà trụ sở chính cũng ở nước ngoài).
  • Là các đơn vị trực thuộc tổng công ty có hạch toán phụ thuộc.
  • Nhà thầu điều hành hợp đồng sẽ nộp thuế trực tiếp với các cơ quan thuế. Còn lại, các nhà thầu tham gia tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu sẽ không trực tiếp nộp thuế.
  • Các đơn vị khác trực thuộc Tổng công ty hay doanh nghiệp phát sinh hoạt động kinh doanh buộc phải có nghĩa vụ thuế.
  • Kể cả những cá nhân, hay một nhóm tổ chức, hoặc là xã viên thuộc hợp tác xã mà thuộc các tổ chức kinh tế khác. Theo hình thức nhận khoản, có nghĩa vụ chịu trách nhiệm về quá trình hoạt động kinh doanh sẽ nộp thuế với cơ quan thuế.
  • Các nhà thầu phụ ở nước ngoài tiến hành nộp thuế trực tiếp ở Việt Nam.

Hướng dẫn đăng ký mã số thuế doanh nghiệp

Thủ tục đăng ký mã số doanh nghiệp cũng khá đơn giản. Sau đây, GMS hướng dẫn bạn trình tự đăng ký mã số thuế cho doanh nghiệp như sau:

Sau khi được cấp Giấy phép được hoạt động hay giấy tờ liên quan đến việc chứng nhận đã đăng ký kinh doanh. Với thời gian tối đa là 10 ngày kể từ thời điểm này, tổ chức hay cá nhân có nghĩa vụ nộp thuế cần chuẩn bị bộ hồ sơ theo quy định của Luật thuế rồi gửi đến cơ quan thuế để tiến hành đăng ký.

Tại cơ quan thuế, những người có thẩm quyền tiến hành phê duyệt hồ sơ. Nếu hồ sơ của bạn đã đủ và đúng thì doanh nghiệp sẽ được cấp mã số thuế.

Bạn cũng có thể gửi hồ sơ trực tiếp đến cơ quan thuế ở khu vực gần nhất qua đường bưu điện. 

Vậy hồ sơ đăng ký mã số thuế doanh nghiệp, bao gồm:

  • Bạn cần có tờ khai đăng ký thuế theo mẫu 02-ĐK-TCT. Lưu ý, bạn nhớ ghi rõ 13 số khi cơ quan thuế thông báo.
  • Bản sao có công chứng về giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp, hoặc các giấy chứng nhận về việc thành lập doanh nghiệp.
  • Một số bản kê khai liên quan theo mẫu 02-ĐK-TCT về: Kê khai văn phòng đại diện, chi nhánh. Kê khai hàng hóa. Và kê khai một số nhà thầu phụ
  • Cơ quan Thuế sẽ tiến hành xem xét hồ sơ trong 3 ngày xem đủ và đúng hay chưa.
mã số thuế doanh nghiệp là gì

Hướng dẫn đăng ký mã số thuế

Cách tra cứu mã số thuế doanh nghiệp

Hiện nay việc tra cứu mã số thuế (MST) cá nhân, doanh nghiệp vô cùng đơn giản, chỉ cần bạn biết được số thông tin cơ bản như tên, số CMND/CCCD, địa chỉ,… và một thiết bị kết nối mạng là có thể kiểm tra online miễn phí. Việc tra cứu mã số thuế khá đơn giản chỉ với vài thao tác. Dưới đây là 3 cách tra cứu mã số thuế đơn giản nhất mà chúng tôi muốn hướng dẫn đến mọi người 

Cách 1: Hướng dẫn tra cứu trên trang Web Thuế Việt Nam

Bước 1: Đầu tiên bạn truy cập vào Website Thuế Việt Nam: http://tracuunnt.gdt.gov.vn/tcnnt/mstdn.jsp

Bước 2: Lựa chọn thông tin bạn muốn tra cứu:

  • Tra cứu mã số thuế doanh nghiệp
  • Tra cứu mã số thuế thu nhập cá nhân

Bước 3: Nhập 1 trong 4 yêu cầu (không bắt buộc phải nhập đầy đủ cả 4 yêu cầu)

  • Nhập mã số thuế của Doanh nghiệp hoặc cá nhân
  • Nhập tên tổ chức cá nhân nộp thuế hoặc họ và tên
  • Nhập địa chỉ
  • Nhập số CMND/CCCD của người đại diện của doanh nghiệp hoặc số CMND/CCCD của cá nhân

=> Tiếp theo nhập Mã xác nhận => Chọn Tra cứu

Bước 4: Kiểm tra các thông tin về doanh nghiệp mà bạn cần tra cứu

mã số thuế doanh nghiệp là gì

Cách tra cứu mã số thuế doanh nghiệp trên web Thuế Việt Nam

Cách 2: Hướng dẫn tra cứu trên trang web Thuế điện tử

  • Bước 1: Đầu tiên bạn hãy truy cập vào trang web Thuế điện tử tại đường dẫn dưới đây: https://thuedientu.gdt.gov.vn/
  • Bước 2:  Trên giao diện chính ở trang chủ, bạn nhấn chọn vào tùy chọn cá nhân => Sau đó tra cứu thông tin NNT (người nộp thuế)
  • Bước 3: Nhập thông tin số Chứng minh nhân dân (CMND) hoặc Mã số thuế => nhấn chọn Tra cứu, kết quả sẽ hiển thị phía dưới

Cách 3: Hướng dẫn tra cứu trên trang Web Mã số thuế

  • Bước 1: Truy cập vào trang web Mã số thuế theo đường dẫn phía dưới đây: https://masothue.com/
  • Bước 2: Nhập mã số thuế, CMND, CCCD hoặc tên công ty cần tra cứu
  • Bước 3: Bấm chọn vào ô tra cứu, kết quả sẽ hiển thị phía bên dưới

Một số lưu ý khi tra cứu mã số thuế

Khi tra cứu mã số thuế cá nhân hay doanh nghiệp, bạn không nhất thiết phải có CMND/CCCD người cần tra cứu hoặc người đại diện. Vì ngoài cách này bạn có thể tìm kiếm dựa trên tên người đại diện, tên doanh nghiệp, địa chỉ,… và một số thông tin khác được phép tìm kiếm tùy theo website tra cứu.

Tuy nhiên, nếu không tra cứu theo số CMND/CCCD người đại diện, có thể sẽ có nhiều kết quả trả về dựa trên từ khóa bạn tìm kiếm. Điều này gây khó khăn trong việc dò kết quả trùng khớp.

Qua bài viết trên, GMS mong rằng bạn đã có thêm những kiến thức cần thiết để hiểu mã số thuế doanh nghiệp là gì. Cũng như hướng dẫn cách đăng ký và cách tra cứu mã số thuế của doanh nghiệp. 

GỬI YÊU CẦU LIÊN HỆ