dịch vụ kế toán

Tin Tức

Thu Nhập Chịu Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp Tính Như Thế Nào?

Khi nào doanh nghiệp của bạn phải chịu thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp? Mức đóng cho thuế thu nhập doanh nghiệp là bao nhiêu? Cùng tìm hiểu các vấn đề về thuế thu nhập doanh nghiệp qua bài viết này.

Thu nhập chịu thuế là gì?

Thu nhập chịu thuế là tổng số của các khoản thu nhập chịu thuế như tiền lương, tiền công và các khoản thu nhập chịu thuế khác mà có tính chất như tiền lương, tiền công do các cơ quan chi trả và đã trả cho cá nhân.

Ngoài thuật ngữ thu nhập chịu thuế còn có thuật ngữ thu nhập tính thuế. Thu nhập tính thuế là khoản thu nhập sau khi trừ đi các khoản như giảm trừ gia cảnh, giảm trừ bản thân, đóng bảo hiểm,…

Thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp được tính như thế nào?

Thu nhập chịu thuế thì được tính như sau:

Thu nhập chịu thuế = Doanh thu – Chi phí được trừ + Các khoản thu nhập khác

Thu nhập tính thuế được xác định theo công thức sau:

Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – Thu nhập được miễn thuế + Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định

Thuế thu nhập doanh nghiệp là gì?

Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế trực thu, đánh vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp. Thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ được tính từ thu nhập từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và các thu nhập khác theo quy định pháp luật của Việt Nam

Những doanh nghiệp nào phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp?

Doanh nghiệp phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Thông tư 78/2014/TT-BTC và hướng dẫn thi hành Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ. Trong thông tư quy định và hướng dẫn thi hành luật thuế thu nhập doanh nghiệp thì những đối tượng cần phải nộp thuế TNDN bao gồm:

  • Những doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam. Ví dụ như: công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn,…
  • Tổ chức được thành lập theo Luật hợp tác xã;
  • Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam;
  • Tổ chức khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh có thu nhập.
  • Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài có cơ sở thường trú hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam;

Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp mới nhất

Theo Thông tư 96/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính, thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được tính như sau:

Thuế TNDN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất thuế TNDN

Đối với những doanh nghiệp có trích lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ thì tính như sau:

Thuế TNDN phải nộp = [Thu nhập tính thuế – Phần trích lập quỹ KH&CN x Thuế suất thuế TNDN

Vì sao doanh nghiệp phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp?

Thuế thu nhập doanh nghiệp có vai trò quan trọng, một số vai trò của thuế thu nhập doanh nghiệp như:

Đảm bảo nguồn thu ổn định cho Ngân sách nhà nước

Ngân sách nhà nước có nguồn thu chủ yếu từ thuế và nguồn thu từ thuế này sẽ đảm bảo trang trải cho nhu cầu chi tiêu của nhà nước.

Là công cụ quan trọng quản lý vĩ mô nền kinh tế, điều tiết các hoạt động kinh doanh.

Thông qua hệ thống ưu đãi về thuế suất, miễn giảm thuế, thuế TNDN còn góp phần định hướng cho các Nhà đầu tư đầu tư vào các lĩnh vực, các nơi mà Nhà nước cần khuyến khích các nhà đầu tư đầu tư, từ đó thực hiện chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, chuyển dịch cơ cấu vùng kinh tế nhằm đảm bảo cơ cấu kinh tế hợp lý, thực hiện chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của đất nước trong từng thời kỳ.

Thuế thu nhập doanh nghiệp đảm bảo công bằng xã hội.

Là sắc thuế trực thu, thuế TNDN đảm bảo công bằng theo chiều dọc: đối tượng nộp thuế có thu nhập thấp thì nộp thuế ít, đối tượng nộp thuế mà có thu nhập chịu thuế cao thì nộp thuế nhiều. Còn đối với đối tượng nộp thuế gặp khó khăn thì được giảm thuế, được chuyển lỗ sang những năm sau…Thuế thu nhập doanh nghiệp có nhiều mức thuế suất ưu đãi khác nhau.

Công cụ đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nộp thuế.

Số thuế thu nhập doanh nghiệp mà một doanh nghiệp phải nộp thể hiện hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đó. Từ đó có thể so sánh đối với thuế thu nhập doanh nghiệp của các doanh nghiệp cùng địa phương và cả nước. như vậy, nhà nước có thể dựa vào đó để đánh giá khái quát được hiệu quả sản xuất kinh doanh của đơn vị. doanh nghiệp càng nộp thuế nhiều thì càng thể hiện doanh nghiệp đó làm ăn có lãi và hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Số thuế của doanh nghiệp tăng theo từng năm thì doanh nghiệp có mức tăng trước khá và ngược lại thì tăng trưởng doanh nghiệp giảm, hoạt động kinh doanh giảm sút.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Nhà nước thông qua chính sách miễn, giảm, ưu đãi thuế thuế TNDN sẽ ưu tiên cho các ngành cần phát triển để chuyển dịch, thu hút các nhà đầu tư từ các ngành chưa cần phát triển, nhằm phục vụ mục đích chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Với những thông tin về thu nhập chịu thuế TNDN mà chúng tôi vừa cung cấp, hi vọng sẽ hữu ích với bạn.

GỬI YÊU CẦU LIÊN HỆ