Kế Toán Thuế Là Gì? Trách Nhiệm Và Công Việc Mà Kế Toán Thuế Cần Làm Là Gì?
Kế toán thuế là một bộ phận không thể thiếu trong bất kỳ doanh nghiệp nào. Các kế toán thuế có nhiệm vụ thực hiện các công việc liên quan đến thuế cho các doanh nghiệp. Vậy kế toán thuế là gì, kế toán thuế làm những gì? Hãy cùng theo dõi những chia sẻ sau đây của GMS Consulting bạn nhé.
Mục lục bài viết
Kế toán thuế là gì?
Kế toán thuế là kế toán phụ trách về các vấn đề về khai, báo cáo và quyết toán thuế trong doanh nghiệp. Kế toán thuế là nghĩa vụ của các doanh nghiệp đối với nhà nước. Nhà nước chỉ có thể quản lý được nền kinh tế nhiều thành phần khi có kế toán thuế. Ngược lại doanh nghiệp cũng chỉ có thể kinh doanh ổn định và báo cáo thuế thuận lợi khi thực hiện các vấn đề về thuế rõ ràng.
Kế toán thuế bao gồm: Thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB), thuế xuất nhập khẩu (XNK), thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), thuế thu nhập cá nhân (TNCN), thuế tài nguyên và các loại thuế khác (thuế trước bạ và thuế môn bài hàng năm).
>>> Dịch vụ Kế Toán Thuế Doanh Nghiệp Trọn Gói tại TP.HCM uy tín, chuyên nghiệp tại GMS
Vai trò của kế toán thuế là gì?
Đối với nhà nước thì đây là loại thông tin quan trọng để hỗ trợ quản lý, vận hành nền kinh tế nhiều thành phần đang hoạt động. Qua những số liệu mà các doanh nghiệp gửi đến, một kế hoạch cụ thể được vạch ra dựa trên tình hình thực tế để phát triển những ưu điểm, khắc phục khuyết điểm còn tồn đọng.
Kế toán thuế có vai trò chủ chốt tạo nên độ bền vững trong công việc kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là nghĩa vụ bắt buộc phải có đối với cơ quan thuế mà không một doanh nghiệp, công ty nào được trốn tránh. Nếu không chấp hành tốt thì đây sẽ là một vật cản đường lớn của các cơ sở kinh doanh vì cuối cùng điều họ đang làm đều không được pháp luật thông qua.
Nhiệm vụ của kế toán thuế
Xác định cơ sở tính thuế đây là nhiệm vụ mà kế toán thuế phải được đảm bảo thực hiện liên tục và thường xuyên. Vì các vấn đề phát sinh bất ngờ có thể giải quyết được hay không đều do nhiệm vụ này quyết định.
Thực hiện nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp đối với nhà nước, nhiệm vụ này cần phải thực hiện đầy đủ. Nếu không sẽ gây ra nhiều rắc rối liên quan đến pháp luật đối với doanh nghiệp.
Tiến hành giải quyết các công việc liên quan đến thuế khác. Đây là điều nặng nề nhất bởi danh sách những cần làm sẽ rất nhiều, mà yêu cầu độ chính xác phải tuyệt đối.
>>> Giải đáp thắc mắc: Nhân Viên Kế Toán Thuế Lương Bao Nhiêu ?
Kế toán thuế cần làm những gì?
Vậy những công việc mà kế toán thuế làm gì?
- Hạch toán các hóa đơn đầu ra và đầu vào của doanh nghiệp: số lượng hàng nhập – xuất, tồn kho, chi phí sản xuất,…
- Tính toán, nộp kịp thời các khoản thuế phát sinh để tránh vi phạm pháp luật.
- Theo dõi ghi chép cẩn thận các khoản tiền được chuyển đến và chuyển đi trong tài khoản ngân hàng.
- Kiểm tra, điều chỉnh các hóa đơn giá trị gia tăng nếu có sai lệch.
- Sắp xếp, sao in và cất giữ các hóa đơn, chứng từ có giá trị.
Ngoài ra, ta cũng có thể phân chia các công việc cần làm của kế toán thuế theo từng ngày, tháng, quý, năm như sau:
** Hàng ngày:
- Thu thập: Đối với các loại hóa đơn có 2 nguồn để thu thập là trong và ngoài doanh nghiệp. Trong doanh nghiệp là quá trình bán hàng tự lập hóa đơn, cung ứng dịch vụ (xuất hóa đơn đầu ra). Ngoài doanh nghiệp là khi đi mua hàng hóa và sử dụng dịch vụ nhằm phục vụ cho việc hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Kế toán thuế có nhiệm vụ tập hợp tất cả các chứng từ để làm căn cứ kê khai và hoạch toán.
- Xử lý: Hóa đơn chứng từ được lập không phải lúc nào cũng chính xác. Do đó người kế toán thuế cần biết cách xử lý sao cho: Hợp lý – Hợp lệ – Hợp pháp. Khi nhắc đến vấn đề này là chúng ta nhắc đến các điều kiện được khấu trừ thuế hay chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Sắp xếp: Mỗi kế toán thuế sẽ có một cách sắp xếp hóa đơn chứng từ khác nhau. Có thể là theo bộ (ví dụ như một tờ hóa đơn đầu vào sẽ có phiếu chi/GBN và phiếu nhập kho, hay hợp đồng nếu có…). Nhưng quan trọng là phải sắp xếp theo trình tự thời gian. Nên để đầu vào riêng, đầu ra riêng, từng kỳ ra từng file khác nhau, kèm theo là tờ khai thuế của kỳ đó
- Lưu trữ: Đối với hóa đơn thông thường có thời hạn lưu trữ tối thiểu là 10 năm, các chứng từ: phiếu thu, chi, nhập, xuất thì thời gian lưu trữ tối thiểu là 5 năm.
** Hàng tháng:
Bộ phận kế toán thuế phải tiến hàng kê khai các loại thuế cần thiết, kiểm tra hồ sơ, làm hợp đồng lao động, đăng ký mã số thuế cho nhân viên, xem xét các bảng chỉ tiêu, sắp xếp để không có các công việc bị ứ đọng.
** Hàng quý:
Các tờ khai thuế sẽ được lập đầy đủ, kế toán thuế cùng sẽ báo cáo tình trạng sử dụng hoá đơn hiện tại cho doanh nghiệp.
Ngoài ra, mỗi đầu năm kế toán thuế sẽ kê khai thuế làm thủ tục nộp thuế môn bài cho doanh nghiệp. Đến cuối năm, kế toán thuế rà soát lại toàn bộ giấy tờ, chứng cứ một lần nữa, rồi tiến hành lập và nộp báo cáo tài chính cho doanh nghiệp.
>>> Tham khảo ngay Dịch Vụ Kế Toán Thuế Tại Bình Dương
Cách làm kế toán thuế
- Với doanh nghiệp mới thành lập, kế toán thuế cần làm:
– Bước 1: Tiếp nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh kinh doanh (ĐKKD) của doanh nghiệp.
– Bước 2: Mở tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp
– Bước 3: Mua phần mềm chữ ký số để phục vụ công việc kê khai thuế qua mạng và đăng ký nộp thuế điện tử.
– Bước 4: Thực hiện lập tờ khai và nộp thuế môn bài.
– Bước 5: Đăng ký phương pháp tính thuế GTGT và lập mẫu 06/GTGT gửi cơ quan thuế.
– Bước 6: Tiến hành tổng hợp hoá đơn, chứng từ để thực hiện báo cáo và nộp thuế.
– Bước 7: Thực hiện hạch toán sổ sách dựa trên các chứng từ hoá đơn.
– Bước 8: Thực hiện đối chiếu sổ sách, lập báo cáo tài chính năm.
– Bước 9: In sổ sách, ký, đóng dấu
– Bước 10: Lưu trữ chứng từ, sổ sách.
- Với doanh nghiệp đang hoạt động thì cần lưu ý các công tác tiếp nhận, bàn giao chứng từ, sổ sách kế toán.
>>> Xem thêm: Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp Là Gì? Cách Tính Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp Mới Nhất Hiện Nay
Trách nhiệm công việc của kế toán thuế
- Trực tiếp làm việc với cơ quan thuế khi có yêu cầu.
- Kiểm tra đối chiếu hóa đơn GTGT với bảng kê thuế đầu vào và đầu ra.
- Lập báo cáo tổng hợp thuế GTGT đầu vào và đầu ra của toàn công ty, phân loại theo thuế suất hằng tháng.
- Theo dõi báo cáo tình hình nộp ngân sách , tồn đọng ngân sách, hoàn thuế của công ty.
- Phối hợp với kế toán tổng hợp để đối chiếu số liệu báo cáo thuế của các cơ sở, giữa báo cáo với quyết toán.
- Lập hồ sơ ưu đãi đối với dự án đầu tư mới, đăng ký đơn vị phát sinh mới hoặc điều chỉnh giảm khi có phát sinh.
- Lập hồ sơ hoàn thuế khi có phát sinh.
- Lập báo cáo tổng hợp thuế theo định kỳ hoặc đột xuất.
- Kiểm tra hóa đơn đầu vào, đánh số thứ tự để dễ truy tìm, phát hiện loại hóa đơn không hợp pháp đề xuất biện pháp xử lý.
- Lập chứng từ báo cáo thuế hàng tháng.
- Kiểm tra báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn thuế để báo cáo với cơ quan thuế.
- Lập bảng kê danh sách lưu trữ, bảo quản hóa đơn thuế GTGT, VCNB theo thời gian, thứ tự số quyển không để thất thoát, hư hỏng.
- Kiểm tra đối chiếu biên bản trả, nhận hàng để điều chỉnh doanh thu báo cáo thuế kịp thời khi có phát sinh.
- Cập nhật kịp thời các thông tin về Luật thuế. Soạn thông báo các nghiệp vụ quy định của Luật thuế có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty để cơ sở biết thực hiện.
- Lập kế hoạch thuế giá trị gia tăng, thu nhập doanh nghiệp, nộp ngân sách.
- Cập nhật theo dõi việc giao nhận hoá đơn (mở sổ giao và ký nhận).
- Theo dõi tình hình giao nhận hoá đơn các đơn vị cơ sở.
- Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn trong kỳ mỗi hàng quý/năm.
- Cập nhật và lập giấy báo công nợ các đơn vị cơ sở.
Quy trình kế toán thuế
- Bước 1: Giải quyết các nghiệp vụ kế toán phát sinh
- Bước 2: Lập chứng từ kế toán
- Bước 3: Ghi sổ sách kế toán
- Bước 4: Thực hiện các công việc của kế toán trong thời điểm cuối kỳ
- Bước 5: Lập bảng cân đối sổ sách, chi phí số liệu phát sinh.
- Bước 6: Lập báo cáo tài chính và thực hiện quyết toán thuế.
Bài viết trên đã chia sẻ đầy đủ những thông tin để cho bạn đọc hiểu thêm về kế toán thuế là gì cũng như các công việc và trách nhiệm của vị trí này. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến kế toán thuế thì hãy liên hệ ngay với GMS để được giải đáp bạn nhé.