dịch vụ kế toán

Tin Tức

Thuyết Minh Báo Cáo Tài Chính Là Gì? Cách Lập Và Trình Bày Thuyết Minh Báo Cáo Tài Chính

Thuyết minh báo cáo tài chính là phần không thể thiếu trong bảng Báo cáo tài chính của doanh nghiệp giúp người đọc Báo cáo tài chính có thể hiểu hơn về tình hình biến động cũng như hoạt động của doanh nghiệp. Chính vì thế, việc lập và trình bày Thuyết minh báo tài chính rất quan trọng nên GMS Consulting mong muốn sẽ giúp cho các bạn hiểu hơn về thuyết minh báo cáo tài chính là gì? Cách lập và trình bày thuyết minh báo cáo tài chính.

Xem thêm:

Báo Cáo Tài Chính Hợp Nhất Là Gì? 4 Bước Thực Hiện Hợp Nhất Báo Cáo Tài Chính

Báo Cáo Kết Quả Kinh Doanh Là Gì? Nguyên Tắc Và Các Chỉ Tiêu Trong Báo Cáo

Báo Cáo Thuế Là Gì? Hướng Dẫn Cách Làm Các Loại Báo Cáo Thuế

Thuyết minh báo cáo tài chính là gì?

thuyết minh báo cáo tài chính là gì

GMS Consulting dựa trên cơ sở tham chiếu Thông tư 200/TT-BTC năm 2014; Chuẩn mực kế toán số 21 – Trình bày báo cáo tài chính; Chuẩn mực kế toán số 1 (IAS 1 – Presentation Of Financial Statements).

Thuyết minh báo cáo tài chính (Theo IAS 1.12)

  • Cung cấp các thông tin chưa được trình bày ở các phần khác trong báo cáo tài chính, nhưng có liên quan giúp cho việc hiểu rõ hơn về thông tin trong báo cáo tài chính.
  • Trình bày thông tin về cơ sở của việc lập báo cáo tài chính và các chính sách kế toán cụ thể được áp dụng theo quy định
  • Ngoài ra, thuyết minh các thông tin được yêu cầu bởi các IFRS mà chưa được trình bày ở các phần khác trong báo cáo tài chính

Mục đích của bản thuyết minh báo cáo tài chính là gì?

Bản thuyết minh báo cáo tài chính bao gồm các phần mô tả mang tính tường thuật hoặc những phân tích chi tiết hơn các số liệu đã được thể hiện trong Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cũng như các thông tin bổ sung cần thiết khác. Chúng bao gồm những thông tin được các chuẩn mực kế toán khác yêu cầu trình bày và những thông tin khác cần thiết cho việc trình bày trung thực và hợp lý. (Theo chuẩn mực kế toán số 21)

Nguyên tắc lập và trình bày 

– Đối với lập Báo cáo tài chính năm, đơn vị phải lập Bản thuyết minh Báo cáo tài chính theo đúng quy định của Chuẩn mực kế toán “Trình bày Báo cáo tài chính” và hướng dẫn tại Chế độ Báo cáo tài chính này

– Đối với lập Báo cáo tài chính giữa niên độ (kể cả dạng đầy đủ và dạng tóm lược) đơn vị phải lập Bản thuyết minh Báo cáo tài chính chọn lọc theo quy định của Chuẩn mực kế toán “Báo cáo tài chính giữa niên độ” và Thông tư hướng dẫn chuẩn mực.

– Khi lập Bản thuyết minh Báo cáo tài chính của đơn vị cần trình bày những nội dung quan trọng dưới đây:

  • Các thông tin về cơ sở lập và trình bày Báo cáo tài chính và các chính sách kế toán cụ thể được chọn và áp dụng đối với các giao dịch và các sự kiện quan trọng;
  • Trình bày các thông tin theo quy định của các chuẩn mực kế toán chưa được trình bày trong các Báo cáo tài chính khác (Các thông tin trọng yếu);
  • Cung cấp thông tin bổ sung chưa được trình bày trong các Báo cáo tài chính khác, nhưng lại cần thiết cho việc trình bày trung thực và hợp lý tình hình tài chính của doanh nghiệp.
  • Bản thuyết minh Báo cáo tài chính phải được trình bày một cách có hệ thống. Doanh nghiệp được chủ động sắp xếp số thứ tự trong thuyết minh Báo cáo tài chính theo cách thức phù hợp nhất với đặc thù của mình theo nguyên tắc mỗi khoản mục trong Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cần được đánh dấu dẫn tới các thông tin liên quan trong Bản thuyết minh Báo cáo tài chính.

nguyên tắc lập thuyết minh báo cáo tài chính

(Trích Báo cáo tài chính hợp nhất của công ty Cổ phần sữa Việt Nam-Vinamilk)

Cơ sở lập bản thuyết minh báo cáo tài chính

Theo thông tư 200/TT-BTC năm 2014 có quy định về Cơ sở lập Bản thuyết minh Báo cáo tài chính:

– Căn cứ vào Bảng báo cáo tình hình tài chính (bảng cân đối kế toán), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ năm báo cáo;

– Căn cứ vào sổ kế toán tổng hợp; Sổ, thẻ kế toán chi tiết hoặc bảng tổng hợp chi tiết có liên quan;

– Căn cứ vào Bản thuyết minh Báo cáo tài chính năm trước của đơn vị;

– Căn cứ vào tình hình thực tế của doanh nghiệp và các tài liệu liên quan.

Nội dung và phương pháp lập các chỉ tiêu thuyết minh báo cáo tài chính

các chỉ tiêu trong thuyết minh báo cáo tài chính

Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp

Hình thức sở hữu vốn

  • Công ty thuộc sở hữu của Nhà nước
  • Công ty cổ phần
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn (một thành viên hoặc hai thành viên trở lên)
  • Công ty hợp danh
  • Doanh nghiệp tư nhân

Với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải thuyết minh cụ thể các đặc điểm của công ty nước ngoài như: tên Quốc gia hay vùng lãnh thổ của từng doanh nghiệp góp vốn đầu tư và tỷ lệ % vốn góp của mỗi doanh nghiệp tại thời điểm kết thúc năm tài chính.

Lĩnh vực kinh doanh

Doanh nghiệp cần nêu rõ lĩnh vực kinh doanh của mình trên bản thuyết minh báo cáo tài chính như sản xuất công nghiệp, kinh doanh thương mại, dịch vụ, xây lắp hoặc tổng hợp nhiều lĩnh vực kinh doanh.

Ngành nghề kinh doanh

  • Cần nêu rõ hoạt động kinh doanh chính dẫn chiếu theo quy định về hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam.
  • Đặc điểm sản phẩm sản xuất hoặc dịch vụ cung cấp.

Chu kỳ sản xuất kinh doanh thông thường

Trường hợp chu kỳ kéo dài hơn 12 tháng thì thuyết minh thêm chu kỳ sản xuất kinh doanh bình quân của ngành, lĩnh vực

Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp trong năm tài chính

Những sự kiện hay hoạt động phát sinh làm ảnh hưởng đến Báo cáo tài chính như: Diễn biến thị trường, các sự kiện sáp nhập, chia tách, hợp nhất, thay đổi quy mô….phải được nêu rõ trong bản thuyết minh Báo cáo tài chính của đơn vị.

Cấu trúc doanh nghiệp

  • Danh sách các công ty con: Trình bày chi tiết tên, địa chỉ, tỷ lệ quyền biểu quyết, tỷ lệ vốn góp, tỷ lệ lợi ích của công ty mẹ tại từng công ty con;
  • Danh sách các công ty liên doanh, liên kết: Trình bày chi tiết tên, địa chỉ, tỷ lệ quyền biểu quyết, tỷ lệ vốn góp, tỷ lệ lợi ích của doanh nghiệp tại từng công ty liên doanh, liên kết;
  • Danh sách các đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc: Trình bày chi tiết tên, địa chỉ từng đơn vị

Kỳ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán

  • Kỳ kế toán năm ghi rõ kỳ kế toán năm theo năm dương lịch bắt đầu từ ngày 01/01/… đến 31/12/… Nếu doanh nghiệp có năm tài chính khác với năm dương lịch thì ghi rõ ngày bắt đầu và ngày kết thúc kỳ kế toán năm.
  • Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: ghi rõ là Đồng Việt Nam, hoặc một đơn vị tiền tệ khác được lựa chọn theo quy định của Luật Kế toán

Chuẩn mực và chế độ kế toán áp dụng

Doanh nghiệp cần nêu rõ việc tuân thủ các Chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán:

  • Nêu rõ doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán nào?
    • Chế độ kế toán doanh nghiệp,
    • Chế độ kế toán doanh nghiệp đặc thù được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản,
    • Chế độ kế toán doanh nghiệp xây lắp
    • Chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ.
  • Nêu rõ Báo cáo tài chính được lập và trình bày phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán hay không?
  • Nêu rõ mọi quy định từng chuẩn mực, thông tư hướng dẫn thực hiện Chuẩn mực kế toán và Chế độ kế toán hiện hành mà doanh nghiệp đang áp dụng có tuân thủ trong Báo cáo tài chính hay không?
  • Nếu doanh nghiệp không áp dụng chuẩn mực kế toán nào cũng phải trình bày rõ.

Các chính sách kế toán áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp đáp ứng giả định hoạt động liên tục

Doanh nghiệp sẽ trình bày chi tiết các nguyên tắc ghi nhận các khoản mục như:

Nguyên tắc ghi nhận các khoản tiền và các khoản tương đương tiền:

  • Nêu rõ tiền gửi ngân hàng là có kỳ hạn hay không kỳ hạn;
  • Nêu rõ vàng tiền tệ gồm những loại nào, có sử dụng như hàng tồn kho hay không;
  • Nêu rõ các khoản tương đương tiền được xác định trên cở sở nào? Có phù hợp với quy định của Chuẩn mực kế toán “Báo cáo lưu chuyển tiền tệ” hay không?

Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho

nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho

  • Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: Nêu rõ hàng tồn kho được ghi nhận theo giá gốc hoặc theo giá trị thuần có thể thực hiện được.
  • Phương pháp tính giá xuất kho của hàng tồn kho: Nêu rõ doanh nghiệp áp dụng phương pháp nào (Bình quân gia quyền; nhập trước, xuất trước; hay tính theo giá đích danh, phương pháp giá bán lẻ).
  • Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Nêu rõ doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên hay phương pháp kiểm kê định kỳ.
  • Phương pháp lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho:

Nêu rõ doanh nghiệp lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho trên cơ sở chênh lệch lớn hơn của giá gốc và giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho. Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho có được xác định theo đúng quy định của Chuẩn mực kế toán “Hàng tồn kho” hay không? Phương pháp lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho là lập theo số chênh lệch giữa số dự phòng phải lập năm nay với số dự phòng đã lập năm trước chưa sử dụng hết dẫn đến năm nay phải lập thêm hay hoàn nhập.

Nguyên tắc kế toán giá vốn hàng bán

  • Có đảm bảo nguyên tắc phù hợp với doanh thu không?
  • Có đảm bảo nguyên tắc thận trọng, ghi nhận ngay các chi phí vượt trên mức bình thường của hàng tồn kho không?
  • Các khoản ghi giảm giá vốn hàng bán là gì?

Ngoài ra, những nguyên tắc khác được trình bày cụ thể tại khoản 4, điều 115, Thông tư 200/TT-BTC năm 2014.

Các chính sách kế toán áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp không đáp ứng giả định hoạt động liên tục

  • Chính sách tái phân loại tài sản và nợ phải trả dài hạn thành ngắn hạn
  • Nguyên tắc xác định giá trị
    • Các khoản đầu tư tài chính;
    • Các khản phải thu;
    • Các khoản phải trả;
    • Hàng tồn kho;
    • TSCĐ, Bất động sản đầu tư;
    • Các tài sản và nợ phải trả khác.

Thông tin bổ sung khác

Các thông tin bổ sung khác cho các khoản mục trình bày trong Bảng cân đối kế toán, Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến bảng thuyết minh báo cáo tài chính. Nếu bạn đang cần tìm một đơn vị cung cấp dịch vụ báo cáo tài chính thì hãy liên hệ ngay với GMS Consulting.

Danh mục Tin Tức

GỬI YÊU CẦU LIÊN HỆ