dịch vụ kế toán

Tin Tức

Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp Là Gì? Hướng Dẫn Cách Tính Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp

Các tổ chức, doanh nghiệp khi kinh doanh hay đầu tư tạo ra các khoản doanh thu, thu nhập chịu thuế đều phải nộp một khoản thuế tương ứng. Tên gọi của loại thuế này là thuế thu nhập doanh nghiệp. Vậy bạn có hiểu chính xác thuế thu nhập doanh nghiệp là gì chưa? Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp như thế nào? Để nắm rõ thông tin về các vấn đề này mời quý bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây của GMS nhé.

Thuế thu nhập doanh nghiệp là gì?

Thuế thu nhập doanh nghiệp hay còn gọi là thuế doanh nghiệp là loại thuế trực thu. Loại thuế này được thu dựa vào kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất, kinh doanh của tổ chức, doanh nghiệp.

Vậy thuế thu nhập doanh nghiệp tiếng Anh là gì? Tên tiếng Anh của thuế thu nhập doanh nghiệp là Corporate Income Tax.

thuế thu nhập doanh nghiệp là gì

Thuế thu nhập doanh nghiệp hay còn gọi là thuế doanh nghiệp (tiếng Anh là Corporate Income Tax)

>> Xem thêm: Quyết Toán Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp Là Gì? Cần Phải Lưu Ý Những Gì Khi Quyết Toán?

Tại sao phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp? 

Thuế nói chung là một khoản đóng góp bằng tài sản cho nhà nước do pháp luật quy định. Đây là nghĩa vụ của mỗi cá nhân, tổ chức. Đáp ứng nhu cầu chỉ tiêu của nhà nước. 

Thuế ra đời và phát triển cùng với nhà nước, là công cụ chủ yếu để nhà nước thu ngân sách. Do đó, bản chất và công dụng xã hội của thuế gắn với bản chất của nhà nước. 

Có thể nói thuế TNDN nói riêng đóng vai trò tạo nên một môi trường cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh hơn trong điều kiện nền kinh tế mới. Tạo cho nền kinh tế đất nước nhanh chóng hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới. Vai trò của thuế thu nhập doanh nghiệp được thể hiện cụ thể:

  • Đảm bảo nguồn thu ổn định cho Ngân sách nhà nước.
  • Thuế thu nhập doanh nghiệp thể hiện vai trò đặc trưng của thuế là đảm bảo công bằng xã hội.
  • Thuế thu nhập doanh nghiệp là công cụ đánh giá hiệu quả hoạt động của người nộp thuế.
  • Thuế thuế thu nhập doanh nghiệp còn có vai trò chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là ai?

Người nộp thuế TNDN là các tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh có thu nhập chịu thuế theo quy định.

  • Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh ở trong và ngoài Việt Nam.
  • Doanh nghiệp nước ngoài có sơ sở thường trú tại Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh ngoài Việt Nam liên quan đến hoạt động của cơ sở thường trú đó và thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam. (hướng dẫn chi tiết cho đối tượng này xem tại mục VI. Thuế nhà thầu nước ngoài)
  • Doanh nghiệp nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam. (hướng dẫn chi tiết cho đối tượng này xem tại mục VI. Thuế nhà thầu nước ngoài)

Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp mới nhất

Để xác định được thuế thu nhập doanh nghiệp là bao nhiêu thì chúng ta cần phải biết được thu nhập tính thuế và thuế suất.

– Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong kỳ tính thuế được tính bằng thu nhập tính thuế nhân với thuế suất; trường hợp doanh nghiệp đã nộp thuế thu nhập ở ngoài Việt Nam thì được trừ số thuế thu nhập đã nộp nhưng tối đa không quá số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quy định.

– Công thức tính thuế:

[Thuế thu nhập doanh nghiệp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất]

Thu nhập tính thuế

Thu nhập tính thuế trong kỳ tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế trừ thu nhập được miễn thuếcác khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước.

– Công thức tính:

[Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – Thu nhập được miễn thuế – Các khoản lỗ kết chuyển]

Thu nhập chịu thuế bằng doanh thu trừ các khoản chi được trừ của hoạt động sản xuất, kinh doanh cộng thu nhập khác, kể cả thu nhập nhận được ở ngoài Việt Nam.

– Công thức:

[Thu nhập chịu thuế = Doanh thu – Các khoản chi được trừ]

Doanh thu là toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền cung ứng dịch vụ, trợ giá, phụ thu, phụ trội mà doanh nghiệp được hưởng. Doanh thu được tính bằng đồng Việt Nam; trường hợp có doanh thu bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh doanh thu bằng ngoại tệ.

– Ngoài các khoản chi không được trừ theo quy định thì các khoản chi được trừ phải thỏa mãn các điều kiện:

  • Thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.
thuế thu nhập doanh nghiệp là gì

Căn cứ tính thuế TNDN là dựa trên thu nhập tính thuế và thuế suất

>> Xem thêm: Các Khoản Thu Nhập Chịu Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp Là Những Khoản Nào?

Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp

– Mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp phổ thông, hiện hành năm 2021 là 20% áp dụng đối với các ngành nghề kinh doanh thông thường.

– Đối với một số ngành đặc thù, mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ có các mức khác nhau, cụ thể như sau:

  • Hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí: 32% tới 50%.
  • Hoạt động thăm dò và khai thác các mỏ tài nguyên quý hiếm (đất hiếm, bạc, vàng, thiếc, bạch kim, kim cương, đá quý…) là 50% và nếu 70% diện tích khai thác đó nằm ở nơi có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn thì giảm xuống còn 40%.
  • Một số doanh nghiệp trong một số trường hợp theo quy định được hưởng mức thuế suất ưu đãi là 10-20%.

Nộp thuế thu nhập doanh nghiệp ở đâu?

Sau khi làm quyết toán thuế doanh nghiệp sẽ nộp hồ sơ cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.

Khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, kế toán cần lưu ý một số điểm như sau:

  • Nếu người nộp thuế có đơn vị trực thuộc hạch toán độc lập thì đơn vị trực thuộc nộp hồ sơ khai thuế TNDN phát sinh tại đơn vị trực thuộc cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp đơn vị trực thuộc;
  • Nếu người nộp thuế có đơn vị trực thuộc nhưng hạch toán phụ thuộc thì đơn vị trực thuộc đó không phải nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp. Khi nộp hồ sơ khai thuế TNDN, người nộp thuế có trách nhiệm khai tập trung tại trụ sở chính cả phần phát sinh tại đơn vị trực thuộc;
  • Nếu người nộp thuế có cơ sở sản xuất (tính cả cơ sở gia công và lắp ráp) thì hạch toán phụ thuộc hoạt động tai địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác với địa bản nơi đơn vị đóng trụ sở chính khi nộp hồ sơ khai thuế TNDN. Người nộp thuế có trách nhiệm khai tập trung tại trụ sở chính cả phần phát sinh tại nơi có trụ sở chính và cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc;
  • Với các tập đoàn kinh tế hay tổng công ty có đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc nếu đã hạch toán doanh thu, chi phí, thu nhập chịu thuế thì đơn vị thành viên phải kê khai nộp thuế TNDN với cơ quan thuế quản lý trực tiếp đơn vị thành viên;
  • Với các trường hợp đơn vị thành viên có hoạt động kinh doanh khác với hoạt động kinh doanh chung của tập đoàn, tổng công ty và hạch toán riêng được thu nhập từ hoạt động kinh doanh khác đó thì đơn vị thành viên khai thuế TNDN với CQT quản lý trực tiếp đơn vị thành viên;

Kế toán các doanh nghiệp căn cứ vào quy định trên để khai thuế trên phần mềm hỗ trợ kê khai.

Để xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp thì doanh nghiệp phải xác định được chính xác doanh thu. Cũng như phải xác định chi phí được trừ phù hợp với quy định của pháp luật. Do đó người thực hiện cần phải có các yêu cầu về chuyên môn để tránh trường hợp kê khai sai khai thiếu dẫn đến bị phạt.

Kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp

Kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp chính là khoảng thời gian mà thu nhập doanh nghiệp được xác định.

Doanh nghiệp được lựa chọn kỳ tính thuế theo năm dương lịch hoặc năm tài chính nhưng phải thông báo với cơ quan thuế trước khi làm.

Trường hợp doanh nghiệp áp dụng năm tài chính khác với năm dương lịch thì kỳ tính thuế xác định theo năm tài chính áp dụng. Năm tài chính ở đây được hiểu là thời kỳ hạch toán, báo cáo của doanh nghiệp. Nó có thể là năm dương lịch bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc ngày 31/12 hàng năm hoặc năm 12 tháng khác với năm dương lịch mà Bộ tài chính cho phép doanh nghiệp được áp dụng.

thuế thu nhập doanh nghiệp là gì

Xử phạt khi nộp chậm thuế TNDN

Theo khoản 2 Điều 59 Luật số 38/2019/QH14 Luật quản lý thuế: Mức tính tiền chậm nộp và thời gian tính tiền chậm nộp được quy định như sau:

a) Mức tính tiền chậm nộp bằng 0,03%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp; 

b) Thời gian tính tiền chậm nộp được tính liên tục kể từ ngày tiếp theo ngày phát sinh tiền chậm nộp quy định tại khoản 1 Điều này đến ngày liền kề trước ngày số tiền nợ thuế, tiền thu hồi hoàn thuế, tiền thuế tăng thêm, tiền thuế ấn định, tiền thuế chậm chuyển đã nộp vào ngân sách nhà nước. 

Công thức tính tiền chậm nộp tiền thuế như sau: 

[Số tiền phạt chậm nộp tiền thuế = Số tiền thuế chậm nộp X 0.03% x Số ngày chậm nộp]

Vì thế nếu bạn còn thắc mắc gì về những vấn đề trên hay đang tìm kiếm một công ty dịch vụ kế toán thuế, dịch vụ quyết toán thuế uy tín chuyên nghiệp với đội ngũ chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm vui lòng liên hệ với GMS Consulting để được hỗ trợ nhanh nhất nhé.

GỬI YÊU CẦU LIÊN HỆ