dịch vụ kế toán

Tin Tức

Quyết Toán Thuế Thu Nhập Cá Nhân Là Gì? Cách Tính Thuế TNCN Cập Nhật Mới Nhất Hiện Nay

Trước tiên để hiểu được khái niệm của quyết toán thuế thu nhập cá nhân (TNCN) là gì thì bạn có thể hiểu đơn giản là khi cá nhân phát sinh thu nhập từ nhiều nguồn mà thuộc phạm vi phải chịu thuế thì cần phải nộp thuế thu nhập cá nhân. Và để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này, hãy cùng GMS Consulting theo dõi bài viết sau đây.

Quyết toán thuế thu nhập cá nhân là gì?

Trước tiên hãy cùng tìm hiểu khái niệm thuế thu nhập cá nhân là gì? Chúng ta có thể hiểu đơn giản thuế thu nhập cá nhân chính là khoản tiền mà các cá nhân có thu nhập cần phải trích một phần tiền lương của mình để đóng vào ngân sách của nhà nước.

Vậy thế nào là quyết toán thuế thu nhập cá nhân? Quyết toán thuế thu nhập cá nhân là việc kiểm tra lại toàn bộ thu nhập và tính toán phần thuế thu nhập cá nhân phải nộp dựa trên mức thu nhập và gia cảnh. Việc quyết toán thuế thu nhập cá nhân có thể tự cá nhân thực hiện hoặc doanh nghiệp mà cá nhân công tác sẽ thực hiện.

Để chắc chắn đảm bảo công bằng xã hội, nhà nước đã xây dựng mức thuế này dựa trên khả năng tài chính của mỗi người nộp thuế. Theo đó mức thuế sẽ tăng dần theo thu nhập mỗi người.

>>> Tham khảo Dịch vụ Quyết Toán Thuế Trọn Gói chuyên nghiệp dành cho cá nhân và doanh nghiệp

Cá nhân nào phải quyết toán thuế TNCN?

Tất cả các cá nhân cư trú tại Việt Nam có phát sinh thu nhập từ tiền lương, từ nơi kinh doanh,… đều phải làm quyết toán thuế thu nhập cá nhân. Đối với những cá nhân chỉ có nguồn thu nhập là tại doanh nghiệp mình đang công tác thì tổ chức sẽ là người quyết toán thay nếu đủ điều kiện ủy quyền theo quy định. Đối với những cá nhân có thu nhập được chi trả từ tổ chức từ nước ngoài thì cá nhân trực tiếp quyết toán thuế TNCN với cơ quan thuế.

Nếu vào kỳ quyết toán mà cá nhân có phát sinh thêm tiền thuế thì phải trích thêm để nộp tiền thuế thu nhập cá nhân. Nếu thuế đã nộp lớn hơn số thuế quyết toán cả năm thì sẽ được làm thủ tục hoàn thuế lại cho cá nhân đó. Tất cả những việc này ủy quyền cho tổ chức thực hiện và tổ chức được ủy quyền phải có trách nhiệm thực hiện đúng nghĩa vụ quyết toán thuế cho nhà nước.

Các trường hợp không được ủy quyền quyết toán thuế

Một số trường hợp không được ủy quyền quyết toán thuế mà bạn cần lưu ý như sau:

  • Theo thông tư 92/2015/TT-BTC tại khoản 3 điều 21 có quy định: Cá nhân đảm bảo đủ điều kiện được ủy quyền cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập quyết toán thuế theo quy định nhưng đã được tổ chức, cá nhân thu nhập cấp chứng từ khấu trừ thuế TNCN thì không ủy quyền quyết toán thuế cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập (trừ trường hợp tổ chức, cá nhân trả thu nhập đã thu hồi và hủy chứng từ khấu trừ thuế đã cấp cho cá nhân). (Trích dẫn từ thông tư)
  • Hoặc cá nhân thuộc diện phải tự đi quyết toán thuế thì trực tiếp đến cơ quan thuế quyết toán trên toàn bộ thu nhập phát sinh trong năm và không được ủy quyền cho bất kỳ một tổ chức nào.

quyết toán thuế thu nhập cá nhân là gì

>>> Cần Chuẩn Bị Hồ Sơ, Tài Liệu Như Thế Nào Khi Quyết Toán Thuế?

Các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân

Thu nhập từ kinh doanh thuộc diện nộp thuế

  • Thu nhập từ hoạt động kinh doanh hàng hóa, sản xuất và dịch vụ.
  • Thuế thu nhập từ các ngành nghề độc lập của cá nhân có giấy phép hoặc có chứng chỉ hành nghề theo quy định pháp luật.

Thu nhập từ kinh doanh tại quy định ở khoản này không bao gồm thu nhập cá nhân kinh doanh có doanh thu 1 năm từ 100 triệu trở xuống.

Thu nhập từ tiền lương thuộc diện chịu thuế

  • Tiền lương, tiền công và các khoản tiền có tính chất tiền lương
  • Các khoản trợ cấp, phụ cấp trừ các khoản sau đây:

+ Phụ cấp, trợ cấp theo quy định của pháp luật về những người có công, phụ cấp về quốc phòng-an ninh.

+ Phụ cấp từ những độc hại,  những nguy hiểm đối với công việc đang làm.

+ Phụ cấp khu vực theo quy định của pháp luật

+ Trợ cấp khó khăn đột xuất, tai nạn lao động, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận con nuôi. Trợ cấp do không còn khả năng lao động, hưu trí và các khoản trợ cấp khác theo quy định của pháp luật.

+ Trợ cấp một lần đối với cá nhân khi chuyển công tác đến vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, hỗ trợ một lần đối với cán bộ công chức làm công tác về chủ quyền biển đảo theo quy định của pháp luật. 

+ Trợ cấp khi mất việc, thôi việc theo quy định của bộ lao động

+ Phụ cấp đối với nhân viên y tế thôn, bản.

+ Phụ cấp đặc thù ngành nghề.

+ Trợ cấp mang tính bảo trợ xã hội, trợ cấp không mang tính tiền lương và tiền công theo quy định của chính phủ.

Trường hợp khoản phụ cấp, trợ cấp nhận được cao hơn mức phụ cấp, trợ cấp theo hướng dẫn nêu trên thì phần vượt phải tính vào thu nhập chịu thuế.

Các khoản thu nhập khác

1. Thu nhập từ đầu tư

Thu nhập từ đầu tư phải chịu thuế thu nhập cá nhân bao gồm:

  • Tiền lãi từ hoạt động cho vay
  • Lợi tức cổ phần
  • Thu nhập từ đầu tư dưới hình thức khác trừ trái phiếu chính phủ.

2. Thu nhập từ chuyển nhượng vốn

  • Thu nhập từ chuyển nhượng vốn trong các tổ chức kinh tế
  • Thu nhập từ chuyển nhượng vốn chứng khoán
  • Thu nhập từ chuyển nhượng vốn ở các hình thức khác

3. Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản

  • Thu nhập từ quyền sử dụng đất và tài sản được gắn với đất
  • Thu nhập từ chuyển nhượng quyền sở hữu hay quyền sử dụng đất
  • Thu nhập từ việc chuyển nhượng quyền thuê đất, thuê mặt nước.
  • Các khoản thu nhập từ các bất động sản khác.

4. Thu nhập từ bản quyền

  • Thu nhập từ việc chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ
  • Thu nhập từ chuyển giao công nghệ.

5. Thu nhập từ nhượng quyền thương mại

Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện luật định. Thu nhập từ nhượng quyền thương mại cũng là thu nhập chịu thuế TNCN.

6. Thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng

Áp dụng đối với các khoản thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng

Trên đây là những thông tin liên quan đến quyết toán thuế thu nhập cá nhân là gì? Và cũng giúp bạn biết được những đối tượng phải nộp thuế thu nhập cá nhân.

quyết toán thuế thu nhập cá nhân là gì

Quyết toán thuế thu nhập cá nhân như thế nào?

Căn cứ pháp lý để tính thuế TNCN

  • Thông tư 111/2013/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Luật Thuế TNCN
  • Thông tư 92/2015/TT-BTC hướng dẫn thực hiện thuế TNCN và sửa đổi bổ sung thông tư 111/2013/TT-BTC
  • Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 07 năm 2020

Mốc thời điểm tính thuế TNCN

Thời điểm tính thuế thu nhập cá nhân chính là thời điểm mà người lao động được nhận chi trả thu nhập từ đơn vị. 

Ví dụ: 

  • Người lao động nhận tiền lương của tháng 12/2020 vào tháng 01/2021 thì được tính vào thu nhập chịu thuế của tháng 01/2021.
  • Các khoản tiền thưởng tết dương lịch, âm lịch của năm 2020 được nhận vào tháng 1/2020 thì cộng vào thu nhập tính thuế TNCN của tháng 1/2021. 

3 phương pháp tính thuế TNCN

Để xác định được phương pháp tính thuế thu nhập cá nhân cho người lao động trong công ty. Cần phải xác định người lao động là cá nhân cư trú hay không cư trú tại Việt Nam. Nếu là cá nhân cư trú thì xét thêm thời hạn của hợp đồng lao động (HĐLĐ) là từ 3 tháng trở lên hay dưới 3 tháng (không để ý đến tên gọi của hợp đồng lao động). 

Đối tượng 1: Cá nhân cư trú có ký HĐLĐ từ 3 tháng trở lên (thường là người Việt Nam)

Thực hiện tính thuế TNCN theo biểu lũy tiến từng phần theo công thức sau:

[Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế TNCN x Thuế suất]

+ Kể cả trường hợp cá nhân ký hợp đồng lao động từ ba (03) tháng trở lên tại nhiều nơi khác nhau. 

+ Đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ ba tháng trở lên nhưng nghỉ làm trước khi kết thúc hợp đồng lao động thì đơn vị chi trả thu nhập vẫn thực hiện khấu trừ thuế theo Biểu thuế lũy tiến từng phần. (Theo điểm b, khoản 1 điều 25 của TT 111/2013/TT-BTC). 

  • Thu nhập tính thuế TNCN

Thu nhập tính thuế TNCN được tính theo công thức sau: 

[Thu nhập tính thuế TNCN = Thu nhập chịu thuế TNCN – các khoản giảm trừ].

Trong đó: 

+ Thu nhập chịu thuế là tổng TNCN nhận được từ tổ chức chi trả (bao gồm lương và các khoản tiền thưởng) 

+ Các khoản giảm trừ: Theo quy định về khoản giảm trừ được thể hiện rõ tại Điều 9 Thông tư số 111/2013/TT-BTC và Điều 15 Thông tư số 92/2015/TT-BTC

  • Thuế suất

Thuế suất thuế TNCN đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công được áp dụng theo Biểu thuế lũy tiến từng phần quy định tại Điều 22 Luật Thuế TNCN, cụ thể bạn có thể theo dõi bảng sau:

quyết toán thuế thu nhập cá nhân là gì

Đối tượng 2: Cá nhân cư trú có ký HĐLĐ dưới 3 tháng hoặc không ký HĐLĐ

Đối với những cá nhân này thì tiến hành khấu trừ thuế TNCN theo từng lần chi trả thu nhập từ 2.000.000 đồng trở lên như sau: bị tính 10% tổng thu nhập trả/lần (không phân biệt có mã số thuế hay không). 

Người làm cam kết số 02/CK-TNCN bắt buộc phải có MST (mã số thuế) tại thời điểm làm cam kết.

Căn cứ vào cam kết của người nhận thu nhập, tổ chức trả thu nhập không khấu trừ thuế. Kết thúc năm tính thuế, tổ chức trả thu nhập vẫn phải tổng hợp danh sách và thu nhập của những cá nhân chưa đến mức khấu trừ thuế (vào mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế) và tiến hành nộp cho cơ quan thuế.

Cá nhân làm cam kết phải chịu trách nhiệm về bản cam kết của mình, trường hợp nếu phát hiện có sự gian lận sẽ bị xử lý theo quy định của Luật quản lý thuế.

Công thức tính: [Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế x 10%]

Đối tượng 3: Cá nhân không cư trú (thường là người nước ngoài)

Thuế TNCN đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của cá nhân không cư trú được xác định bằng thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công nhân với thuế suất 20%.

Công thức tính: [Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế x 20%]

>>> Cách thực hiện Quyết Toán Thuế Thu Nhập Cá Nhân Khi Người Lao Động Nghỉ Việc

Thời hạn quyết toán thuế TNCN

Theo như quy định tại khoản 2, Điều 32 của Luật Quản lý thuế thì thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch, hoặc năm tài chính đối với hồ sơ quyết toán năm.

Nhưng, cũng theo hướng dẫn tại khoản 4 Điều 8 của Thông tư 156/2013/TT-BTC. Trong trường hợp ngày cuối cùng của thời hạn giải quyết thủ tục hành chính trùng với ngày nghỉ thì ngày cuối cùng của thời hạn được tính là ngày làm việc tiếp theo của ngày nghỉ đó.

Cho nên, thời hạn quyết toán thuế TNCN của năm 2020 đối với tổ chức trả thu nhập của năm 2019 sẽ vào ngày 30/03/2020. 

Kết luận: Ngày 30/03/2020 chính là ngày cuối cùng mà các cá nhân, đơn vị phải hoàn thành việc quyết toán thuế TNCN theo đúng Luật Quản lý Thuế quy định. Do đó, mọi người cần nắm bắt thông tin về thời hạn quyết toán thuế thu nhập cá nhân để thực hiện cho đúng.

Căn cứ quy định của Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14, đối với cá nhân khai quyết toán thuế trực tiếp với cơ quan thuế, từ kỳ tính thuế năm 2020, thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 4 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch. Tuy nhiên, kỳ quyết toán thuế TNCN năm 2020 sẽ được kéo dài đến ngày 04/5/2021 do trừ các ngày nghỉ.

>>> Dịch Vụ Quyết Toán Thuế Thu Nhập Cá Nhân Uy Tín Tại Tp.Hồ Chí Minh

Cá nhân làm quyết toán thuế TNCN ở đâu?

Thực hiện theo Công văn số 636/TCT-DNNCN ngày 12/3/2021 của Tổng cục Thuế. Các cá nhân thực hiện nộp hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân theo hướng dẫn cụ thể tại Khoản 8 Điều 11 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ.

Đối với các trường hợp cá nhân khai và nộp tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân tại trang web https://canhan.gdt.gov.vn thì hệ thống có chức năng hỗ trợ xác định cơ quan thuế quyết toán dựa trên thông tin liên quan đến nghĩa vụ thuế phát sinh trong năm do cá nhân kê khai. Các hướng dẫn cụ thể về nơi nộp hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân đã được Tổng cục Thuế hướng dẫn. Theo đó thì các tổ chức trả thu nhập nộp hồ sơ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý tổ chức trả thu nhập đó.

Trường hợp cá nhân trực tiếp quyết toán với cơ quan thuế, các cá nhân cư trú có thu nhập tiền lương, tiền công tại một nơi và thuộc diện tự khai thuế trong năm thì nộp hồ sơ khai quyết toán thuế tại cơ quan thuế nơi cá nhân trực tiếp khai thuế trong năm.

Trường hợp cá nhân có thu nhập tiền lương, tiền công tại hai nơi trở lên bao gồm cả trường hợp vừa có thu nhập thuộc diện khai trực tiếp, vừa có thu nhập do tổ chức chi trả đã khấu trừ thì cá nhân nộp hồ sơ khai quyết toán thuế tại cơ quan thuế nơi có nguồn thu nhập lớn nhất trong năm.

Nếu không xác định được nguồn thu nhập lớn nhất trong năm thì cá nhân tự lựa chọn nơi nộp hồ sơ quyết toán tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp tổ chức chi trả hoặc nơi cá nhân cư trú.

Tổng cục Thuế cũng hướng dẫn nơi nộp hồ sơ khai quyết toán thuế đối với cá nhân cư trú có thu nhập tiền lương, tiền công thuộc diện tổ chức chi trả khấu trừ tại nguồn từ hai nơi trở lên. Trong đó, cá nhân đã tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân tại tổ chức, cá nhân trả thu nhập nào thì nộp hồ sơ khai quyết toán thuế tại cơ quan thuế trực tiếp quản lý tổ chức, cá nhân trả thu nhập đó.

Trường hợp cá nhân có thay đổi nơi làm việc và tại tổ chức, cá nhân trả thu nhập cuối cùng có tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân thì nộp hồ sơ khai quyết toán thuế tại cơ quan thuế quản lý tổ chức, cá nhân trả thu nhập cuối cùng.

Trường hợp cá nhân có thay đổi nơi làm việc và tại tổ chức, cá nhân trả thu nhập cuối cùng không tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân thì nộp hồ sơ khai quyết toán thuế tại cơ quan thuế nơi cá nhân cư trú. Trường hợp cá nhân chưa tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân ở bất cứ tổ chức, cá nhân trả thu nhập nào thì nộp hồ sơ khai quyết toán thuế tại cơ quan thuế nơi cá nhân cư trú.

Trường hợp cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động, hoặc ký hợp đồng lao động dưới 03 tháng, hoặc ký hợp đồng cung cấp dịch vụ có thu nhập tại một nơi hoặc nhiều nơi đã khấu trừ 10% thì nộp hồ sơ khai quyết toán thuế tại cơ quan thuế nơi cá nhân cư trú.

Theo Tổng cục Thuế, cá nhân cư trú trong năm có thu nhập từ tiền lương, tiền công tại một nơi hoặc nhiều nơi nhưng tại thời điểm quyết toán không làm việc tại tổ chức, cá nhân trả thu nhập nào thì nơi nộp hồ sơ khai quyết toán thuế là cơ quan thuế nơi cá nhân cư trú.

Xử phạt vi phạm hành chính về quyết toán thuế TNCN

Đơn vị, cá nhân chi trả thu nhập phải hoàn tất quyết toán thuế thu nhập cá nhân (TNCN) và cá nhân có phát sinh thu nhập tại nhiều nơi cũng phải khai quyết toán thuế TNCN chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch. Do đó, nếu không quyết toán thuế thu nhập cá nhân thì sẽ bị xử phạt theo từng trường hợp cụ thể như sau:

  • Tại khoản 1, Điều 21, Thông tư 92/2015/TT- BTC sửa đổi, bổ sung tiết a.3, điểm a, khoản 1, Điều 16 Thông tư 156/2013/TT-BTC hướng dẫn: Tổ chức, cá nhân trả thu nhập thuộc diện chịu thuế TNCN đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công có trách nhiệm khai quyết toán thuế TNCN và quyết toán thuế TNCN thay cho các cá nhân có ủy quyền không phân biệt có phát sinh khấu trừ thuế hay không phát sinh khấu trừ thuế.
  • Trường hợp tổ chức, cá nhân không phát sinh trả thu nhập thì không phải khai quyết toán thuế TNCN.

Nếu đơn vị, cá nhân chi trả thu nhập không nộp hồ sơ khai quyết toán thuế năm hoặc nộp chậm hồ sơ khai quyết toán thuế năm thì sẽ bị phạt theo quy định. Người nộp thuế có hành vi trốn thuế, gian lận thuế theo quy định của pháp luật bị xử phạt theo số lần tính trên số tiền thuế trốn, số tiền thuế gian lận.

Bên cạnh đó, nếu cá nhân phát sinh thuế phải nộp mà không nộp hồ sơ quyết toán thuế thì mức phạt sẽ được quy định bằng 1/2 mức phạt của tổ chức; nếu cá nhân có số thuế nộp thừa mà không nộp hồ sơ quyết toán thuế thì không được hoàn thuế hoặc bù trừ vào kỳ sau. Đối với cá nhân muốn hoàn thuế TNCN mà chậm nộp hồ sơ thì không áp dụng phạt vi phạm hành chính đối với khai thuế quá thời hạn.

Và đó là tất cả những thông tin về quyết toán thuế thu nhập cá nhân mà bạn cần phải biết. Nếu bạn đang cần tư vấn hoặc tìm một dịch vụ làm quyết toán thuế thu nhập cá nhân thì hảy liên hệ ngay với GMS qua Hotline: 0909 23 4545 để được tư vấn ngay nhé.

GỬI YÊU CẦU LIÊN HỆ