dịch vụ kế toán

Tin Tức

Kiểm Toán Là Gì? Phân Loại Và Quy Trình Thực Hiện Kiểm Toán

Kiểm toán và kế toán thường có một số điểm tương đồng nhau nhưng thực chất nó là hai khái niệm khác nhau. Vậy kiểm toán là gì? Cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ về khái niệm này nhé!

Xem thêm: Kế Toán Và Kiểm Toán Khác Nhau Như Thế Nào? Những Thách Thức Đang Gặp Phải

Kiểm toán là gì?

Đi song song cùng với kiểm toán thì khái niệm kế toán là điều bạn phải nắm rõ, bởi chúng có liên quan mật thiết với nhau. Về cơ bản, kế toán là quá trình ghi chép, lưu trữ và xử lý các số liệu để tạo thành các báo cáo tài chính của một tổ chức nào đó. Còn kế toán sẽ kiểm tra tính trung thực của báo cáo đó.

Kiểm toán là việc kiểm tra, xem xét, đánh giá và kết luận về tính chính xác, đầy đủ, trung thực của các số liệu, tài liệu kế toán và báo cáo tài chính của công ty. Từ đó, cung cấp ra thị trường những thông tin có giá trị và chính xác về tình hình kinh doanh, tài chính của công ty.

Hay hiểu theo cách khác, kiểm toán chính là quá trình thu thập và đánh giá những bằng chứng có liên quan đến tài chính của tổ chức, được cung cấp bởi kế toán viên và xác minh tính chính xác cũng như mức độ phù hợp giữa các thông tin này và chuẩn mực đã được quy định.

Kiểm toán hướng đến đối tượng đa dạng, công chúng hay những người quan tâm đến các thông tin tài chính của tổ chức nhưng không am hiểu về nghiệp vụ kế toán tài chính. Từ đó, họ cần sự giúp đỡ của kiểm toán viên để giúp họ quyết định đúng đắn khi đầu tư hay mua bán chứng khoán…

Kiểm toán có tên tiếng anh là Auditing, đây là cơ sở quan trọng để các nhà đầu tư nước ngoài, cũng như trong nước tiến hành các bước đầu tư hợp lý.

Phân loại kiểm toán hiện nay

Kiểm toán tiến hành ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Vì vậy, căn cứ vào giá trị và tư cách pháp lý của chủ thể tiến hành, kiểm toán được chia thành: Kiểm toán nhà nước, kiểm toán nội bộ và kiểm toán độc lập.

Kiểm toán nhà nước

Kiểm toán nhà nước hay còn được gọi là kiểm toán công, chủ thể tiến hành là cơ quan kiểm toán Nhà nước và không thu phí. Đây là loại hình tồn tại ở mỗi quốc gia để đem đến lợi ích cho nhiều đối tượng, phục vụ nhân dân và phản ánh tình hình sử dụng quỹ công.

Đối tượng thường được Nhà nước kiểm toán là các công ty, doanh nghiệp hay các tổ chức sử dụng ngân sách của nhà nước.

Hoạt động chính là kiểm tra, đánh giá và kết luận về các báo cáo về tài chính liên quan đến quá trình thu, chi ngân sách nhà nước.

Kiểm toán nội bộ

Kiểm toán nội bộ xảy ra ở trong phạm vi hẹp, thường là trong nội bộ của tổ chức. Đây là quá trình đánh giá và xem xét ở trong một chủ thể kinh tế, nhằm nâng cao giá trị và đảm bảo trật tự trong chính tổ chức.

Kiểm toán sẽ tiến hành theo ý của Ban giám đốc hay thành viên của Hội đồng quản trị. Những báo cáo được lập ra từ kiểm toán nội bộ thường không chiếm được sự tin cậy của các nhà đầu tư, bởi người kiểm toán là người thuộc công ty và bị ảnh hưởng bởi nội bộ tổ chức.

Mục đích chính của kiểm toán nội bộ là nhằm phát hiện ra những sai sót, yếu kém trong công việc quản lý. Cũng như kiểm tra hiệu quả hoạt động tài chính của tổ chức để chủ thể phát triển mạnh mẽ hơn.

Kiểm toán độc lập

Đây loại hình kiểm toán có độ tin cậy cao, bởi nó sẽ được các kiểm toán viên độc lập thực hiện.

Thông thường, các tổ chức có nhu cầu kiểm toán với các báo cáo tài chính sẽ ký hợp đồng với kiểm toán viên độc lập để tiến hành. Nhằm xem xét tính chính xác, đầy đủ, hợp lý của các số liệu tài chính một cách công tâm nhất.

>>>>> Tham khảo: Báo Cáo Tài Chính Là Gì? Hệ Thống Báo Cáo Tài Chính Gồm Những Gì?

Sau khi kiểm toán độc lập, các báo cáo tung lên thị trường có độ tin cậy cao hơn, được các nhà đầu tư hay bên thứ ba để ý và quyết định dựa trên đó.

Ngoài công việc kiểm toán độc lập, kiểm toán viên còn tiến hành tư vấn các vấn đề trong quản lý nội bộ theo nhu cầu của tổ chức để nâng cao hoạt động, đạt hiệu quả tốt nhất.

Quy trình kiểm toán được tiến hành như thế nào?

Sau khi giải đáp được thắc mắc về kiểm toán là gì? Hãy cùng GMS Consulting tìm hiểu về quá trình tiến hành kiểm toán nhé!

  • Ban lãnh đạo sẽ đưa thông tin xuống các cấp, kế toán viên cùng các bộ phận có liên quan tiến hành chuẩn bị báo cáo tài chính.
  • Sau khi chuẩn bị xong, các báo cáo này sẽ được duyệt bởi Ban giám đốc trước khi đưa đến kiểm toán viên.
  • Kiểm toán viên bắt đầu công việc bằng cách kiểm tra và tìm hiểu xem các hoạt động kinh doanh có ảnh hưởng đến báo cáo trong kỳ.
  • Tiến hành tìm kiếm và đánh giá toàn bộ những rủi ro sẽ gây ra ảnh hưởng trọng yếu đến tình hình tài chính hoặc kết quả hoạt động tài chính, sau đó đưa ra một số biện pháp.
  • Quan sát thêm những điều Ban giám đốc làm cùng các bằng chứng hỗ trợ để tiến hành xem xét thêm.
  • Đưa ra đánh giá về tổng thể báo cáo tài chính, về tính trung thực, công bằng về báo cáo tài chính cũng như xem xét đã tuân thủ theo các chuẩn mực hay chưa.
  • Cuối cùng, kiểm toán viên đưa ra báo cáo kiểm toán kèm theo ý kiến của mình cho Hội đồng quản trị.

Trên đây là những thông tin hữu ích mà chúng tôi cung cấp cho bạn để hiểu được kiểm toán là gì. Thêm vào đó là phân loại cũng như quy trình tiến hành kiểm toán để các tổ chức có thể kiểm toán một cách chính xác.

GỬI YÊU CẦU LIÊN HỆ