dịch vụ kế toán

Tin Tức

Kế Toán Là Gì? Vai Trò, Nhiệm Vụ Và Các Loại Kế Toán Trong Doanh Nghiệp

Đối với tất cả các doanh nghiệp thì kế toán luôn chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng. Đây là bộ phận không thể thiếu trong quá trình vận hành và hoạt động của một doanh nghiệp. Vậy bạn đã thực sự hiểu kế toán là gì chưa? Hãy cùng GMS theo dõi bài viết sau đây để tìm hiểu rõ về kế toán cũng như các vấn đề xoay quanh nhé.

Kế toán là gì?

Kế toán là một công việc không còn quá xa lạ với chúng ta. Nhưng liệu bạn đã thật sự hiểu được kế toán là gì chưa? Kế toán chính là quá trình ghi lại các giao dịch tài chính liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp. Là quá trình thu thập, phân tích và xử lý thông tin tài chính, giá trị hàng hóa, thuế trong doanh nghiệp. 

Quy trình kế toán bao gồm việc tóm tắt, phân tích và báo cáo các giao dịch tài chính cho các cơ quan giám sát, cơ quan quản lý và tổ chức thu thuế.

Kế toán là một trong những chức năng chính đối với mọi doanh nghiệp. Công việc của kế toán có thể được xử lý bởi một kế toán viên tại công ty nhỏ. Hoặc thậm chí là một phòng kế toán với hàng chục, hàng trăm nhân viên kế toán đối với công ty lớn.

Các báo cáo được tạo ra bởi các luồng kế toán khác nhau giúp cho nhà quản lý doanh nghiệp có thể đưa ra các quyết định kinh doanh sáng suốt.

>> Kế Toán Doanh Nghiệp Là Gì? Những Điều Cần Biết Về Kế Toán Doanh Nghiệp

kế toán là gì

Kế toán là làm gì? 

Vai trò của kế toán trong doanh nghiệp quan trọng như thế nào thì có lẽ ai cũng biết rồi. Vậy liệu bạn có biết cụ thể kế toán là làm gì chưa? 

Một kế toán trong doanh nghiệp sẽ làm các công việc bao gồm: thu nhập các hóa đơn, chứng từ, những thông tin liên quan đến vấn đề kinh tế trong quá khứ. Kế toán sau khi tiếp nhận sẽ thực hiện phân tích xử lý, ghi chép và tính toán tổng hợp các số liệu có được từ chứng từ, sổ sách. Bên cạnh đó sẽ kiểm tra tính chính xác, tính pháp lý của các chứng từ đang có; báo cáo tài chính cho cấp trên, người quản lý của một tổ chức, một doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh tư nhân hay cơ quan nhà nước,…

Ngoài những công việc nói riêng của một kế toán, người học kế toán bên cạnh việc trở thành kế toán viên vẫn có thể làm chuyên viên phân tích tài chính, chuyên viên tư vấn tài chính, chuyên viên tín dụng và những vị trí cần các kiến thức về tiền khác. Đối với mỗi công việc sẽ có những yêu cầu cũng như mức lương khác nhau.

Kế toán viên là gì? 

Dù một doanh nghiệp có quy mô to hay nhỏ thì kế toán không bao giờ có thể thiếu. Kế toán viên đóng vai trò quan trọng và là một chức năng cần thiết để nhà quản trị có thể dễ dàng đưa ra các quyết định, lập kế hoạch về chi phí và đo lường được hiệu quả kinh tế.

Một người kế toán viên có thể xử lý hầu hết các công việc kế toán cơ bản. Trong số đó các kế toán viên được cấp chứng chỉ CPA nên được đảm nhận các nhiệm vụ kế toán quan trọng hơn.

Trong doanh nghiệp vừa và nhỏ thường sẽ tồn tại hai kế toán quan trọng là kế toán chi phí và kế toán quản trị. Công việc của kế toán quản trị là giúp đội ngũ quản lý đưa ra các quyết định kinh doanh. Kế toán chi phí sẽ cung cấp thông tin chi tiết mà quản lý cần để kiểm soát các hoạt động hiện tại và lập kế hoạch cho tương lai.

Đâu là nhiệm vụ của kế toán viên?

Để thực hiện tốt các chức năng phản ánh kiểm tra, cung cấp thông tin các hoạt động kinh tế của doanh nghiệp, kế toán có một số nhiệm vụ cơ bản sau: 

  • Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc kế toán, theo chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành.
  • Ghi chép, tính toán, phản ánh số hiện có, tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn; quá trình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) và tình hình sử dụng kinh phí (nếu có) của đơn vị.
  • Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch SXKD, kế hoạch thu chi tài chính, kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi phí tài chính, các nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán nợ; kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản; phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán.
  • Cung cấp các số liệu, tài liệu cho việc điều hành hoạt động SXKD, kiểm tra và phân tích hoạt động kinh tế, tài chính, đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán.

    kế toán là gì

    Kế toán là làm gì?

Các loại hình kế toán trong doanh nghiệp

Kế toán tài chính

Kế toán tài chính là những quy trình được sử dụng để tạo ra báo cáo tài chính tạm thời và hàng quý.

Kết quả của tất cả các giao dịch tài chính xảy ra trong một kỳ kế toán được tóm tắt vào bảng cân đối kế toán, báo cáo thu nhập và báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Báo cáo tài chính của hầu hết các công ty được kiểm toán hàng năm bởi một công ty bên ngoài.

Kế toán quản trị

Kế toán quản trị sử dụng nhiều dữ liệu giống như kế toán tài chính nhưng nó được tổ chức và sử dụng thông tin theo nhiều cách khác nhau. Cụ thể kế toán quản trị tạo báo cáo hàng tháng hoặc theo quý mà nhóm quản lý của một doanh nghiệp có thể sử dụng để đưa ra quyết định về cách thức hoạt động của doanh nghiệp.

Kế toán quản trị cũng bao gồm nhiều khía cạnh khác của kế toán. Có thể nói các thông tin mà kế toán quản trị cung cấp mang lại những giá trị hữu ích nhất định cho các nhà quản lý. 

Kế toán chi phí

Cũng giống như kế toán quản trị giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định về quản lý thì kế toán chi phí cũng giúp doanh nghiệp đưa ra các quyết định về chi phí. Về cơ bản, kế toán chi phí xem xét tất cả các chi phí liên quan đến sản xuất một sản phẩm. Các nhà phân tích, quản lý, chủ doanh nghiệp và kế toán sử dụng thông tin này để tính giá thành sản phẩm.

Trong kế toán chi phí, tiền được coi là một yếu tố kinh tế trong sản xuất. Trong khi đối với kế toán tài chính thì tiền được coi là thước đo hiệu quả kinh tế của một công ty.

>> Xem thêm thông tin về kế toán thuế là gì, những trách nhiệm và công việc mà kế toán thuế cần phải làm là gì?

Vai trò chính của kế toán trong doanh nghiệp là gì?

Cũng như các phòng ban và bộ phận khác trong công ty, bộ phận kế toán sẽ có những nhiệm vụ riêng cần phải thực hiện. Và với mỗi loại kế toán như đã kể trên thì cũng sẽ có những nhiệm vụ đặc trưng tương ứng.

Thế nhưng nhìn chung, vai trò của kế toán gồm:

  • Ghi chép lại các hoạt động tài chính của doanh nghiệp
  • Thường xuyên kiểm tra sổ sách kế toán của doanh nghiệp
  • Lập chứng từ cho tất cả các hoạt động tài chính phát sinh và có liên quan
  • Xử lý các dữ liệu để lập báo cáo về tình hình hoạt động tài chính của doanh nghiệp
  • Phân tích tình hình tài chính, ngân sách, chi phí, doanh thu của doanh nghiệp
  • Tham mưu và tư vấn cho cấp quản lý, lãnh đạo

>> Với những nhiệm vụ và có vai trò quan trọng như vậy thì Nhân Viên Kế Toán Thuế Lương Bao Nhiêu?

Những yêu cầu để trở thành một kế toán viên

Có khả năng tính toán tốt

Nếu bạn là một người yêu thích các con số và giỏi tính toán thì là một lợi thế khi học ngành này. Công việc của kế toán gắn liền với những con số, sổ sách, các chứng từ hóa đơn. Nếu bạn không yêu thích cũng như đam mê thì bạn không thể gắn bó lâu dài với nghề được và dễ gây stress. 

Đức tính trung thực

Kế toán là một nghề nhạy cảm nên bạn cần phải có tính trung thực. Tuyệt đối phải khách quan trước các nghiệp vụ kinh tế của đơn vị mình. Một kế toán viên chuyên nghiệp là người luôn đề cao tính trung thực, khách quan khi giải quyết công việc.

Luôn cẩn thận và tỉ mỉ

Mọi người vẫn hay nói đùa làm kế toán sai một con số là bán một cái nhà. Nghe cho vui nhưng nó nhắc nhở những người kế toán. Là người thường xuyên tiếp xúc với các con số và vô vàn giấy tờ chứng từ cần phải thật cẩn trọng và đảm bảo sự chính xác, đầy đủ. Tỉ mỉ, cẩn thận luôn là một phần lời giải quan trọng của câu hỏi “Học ngành Kế toán yêu cầu những gì?”

Biết quản lý thời gian và chịu được áp lực công việc 

Có thể nói kế toán là một công việc đòi hỏi khả năng chịu áp lực công việc cao cho nên người làm công việc này phải là người có sức khỏe và tinh thần tốt. Song song đó, phải biết cách sắp xếp thời gian hợp lý để có thể hoàn thành công việc đúng tiến độ đề ra.

Thông thạo tin học văn phòng và ngoại ngữ

Để học tốt ngành kế toán, bạn phải thành thạo các phần mềm vi tính văn phòng, đặc biệt là Excel, Powerpoint và các phần mềm kế toán thông dụng. Bên cạnh đó, bạn cũng cần đầu tư về ngoại ngữ. Đây là công cụ ngôn ngữ đắc lực để có thể giao tiếp với các đối tác, thành viên trong công ty là người nước ngoài hay đọc các tài liệu, viết báo cáo tài chính.

kế toán là gì

Nhiệm vụ của một kế toán viên

Kế toán làm việc ở đâu?

Các kế toán viên có thể khẳng định năng lực của mình tại:

  • Các doanh nghiệp, các đơn vị hoạt động vì mục đích lợi nhuận như: công ty, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, ngân hàng thương mại, công ty bảo hiểm.
  • Các đơn vị công – các đơn vị hoạt động không vì lợi nhuận như: các cơ quan hành chính sự nghiệp, trường học, bệnh viện.
  • Các cơ quan quản lý nhà nước : bộ phận thuế, thống kê, kế hoạch đầu tư.
  • Các trường đại học, cao đẳng, trung tâm đào tạo kế toán
  • Các công ty dịch vụ kế toán,…

Những thuận lợi, khó khăn trong nghề kế toán

Thuận lợi

Hiện nay, với tốc độ phát triển và mở rộng của các công ty, doanh nghiệp. Vì lý do đó mà ngành nghề kế toán là một trong những ngành nghề luôn thiếu nhân lực. Mọi cơ sở kinh doanh hoạt động đều cần đến kế toán. Do đó, đây là cơ hội làm việc vô cùng lớn cho  những cử nhân kế toán sau khi ra trường là rất cao.

Nghề kế toán được nhìn nhận là có cơ hội thăng tiến rất nhiều, nếu bạn có quyết tâm và mục đích rõ ràng. Ban đầu có thể từ một kế toán kho, thủ quỹ bạn có thể được thăng chức trở thành kế toán tổng hợp, kế toán trưởng thậm chí lên đến giám đốc tài chính. Ngoài ra, công việc kế toán mang nét đặc trưng của dân văn phòng, ngày làm việc 8 tiếng và thời gian còn lại bạn có thể dành cho bản thân, gia đình.

Khó khăn

Bên cạnh những thuận lợi vẫn tồn tại các mặt khó khăn. Tỷ lệ chọi vị trí kế toán tại một đơn vị tốt là khá cao. Bởi đây là một trong những ngành nghề hot nhất hiện nay. Vì lý do đó mà số lượng người học và làm nghề kế toán rất nhiều. Nhưng nếu bạn là người cầu tiến, có chí học học thì việc giải quyết vấn đề sẽ thật dễ dàng.

Đối với bất kì ngành nghề nào cũng vậy. Khi bạn không có kinh nghiệm nào hoặc ít thì mức lương sẽ tương đối khiêm tốn. Kế toán cũng vậy, lương khởi điểm là khá thấp vì kế toán mới vào nghề sẽ được sắp xếp làm những việc đơn giản như ghi hóa đơn, biên lai hay những công việc hành chính khác.

Đây là công việc phải luôn suy nghĩ, làm việc trong môi trường đòi hỏi sự chính xác tuyệt đối, các bảng thống kê và các khoản thu chi rất phức tạp. Tuy nhiên, nếu bạn đã yêu thích nghề việc này sẽ chẳng làm khó bạn được.

Dù là công việc nào đi chăng nữa thì cũng sẽ tồn tại những khó khăn, thuận lợi riêng chứ không chỉ riêng nghề kế toán. Điều quan trọng nhất là tùy thuộc vào khả năng và sở thích của chính bản thân bạn mà lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với mình. Nếu bạn có đam mê chắc chắn sẽ tìm được cách khắc phục những khó khăn để thành công trên chính con đường mình đã chọn.

Và đó chính là những thông tin về kế toán mà bạn cần nắm rõ. GMS Consulting là công ty dịch vụ kế toán chuyên cung cấp dịch vụ kế toán thuế tại TPHCM uy tín. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được dịch vụ chất lượng với chi phí tốt nhất nhé.

GỬI YÊU CẦU LIÊN HỆ