Thuế Trực Thu Là Gì? Những Thông Tin Về Thuế Trực Thu Bạn Nên Biết
Thuế trực thu là gì? Thuế trực thu là loại thuế mà người, hoạt động, tài sản chịu thuế là một. Vậy thuế trực thu có đặc điểm gì? Hãy cùng tìm hiểu qua thông tin bài viết sau đây của GMS Consulting nhé.
Mục lục bài viết
Thuế trực thu là gì?
Thuế trực thu là loại thuế được cơ quan thuế thu trực tiếp từ một phần ngân sách của đối tượng nộp thuế. Nghĩa là khoản thu từ thu nhập, lợi ích thu được của tổ chức kinh doanh hoặc cá nhân. Đây không phải là một loại thuế độc lập, nó dùng để xác định đối tượng chịu thuế. Người nộp thuế là người chịu thuế.
Khi cá nhân hay tổ chức nộp thuế họ sẽ lấy một phần trong khoản thu nhập cá nhân, doanh nghiệp của mình để nộp dựa vào mức thu nhập của họ. Do đó nó được dùng để điều tiết thu nhập của xã hội.
Các loại thuế trực thu gồm những loại nào
- Thuế thu nhập cá nhân (TNCN): là phần thuế mà cá nhân có thu nhập từ tiền lương hoặc nguồn thu khác phải nộp một phần vào cơ quan thuế nhà nước sau khi tính các khoản giảm trừ. Những người có thu nhập thấp không cần phải nộp thuế này. Thuế thu nhập được đặt ra nhằm giảm chênh lệch giàu nghèo.
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN): Khoản thuế này được trích từ một phần doanh thu của doanh nghiệp. Nghĩa là khi doanh nghiệp kinh doanh hay đầu tư sinh lợi nhuận phải nộp thuế cho nhà nước. Cơ quan nhà nước thu thuế sẽ dựa vào kết quả kinh doanh cuối cùng của đơn vị kinh doanh đó để tính thuế.
Ngoài ra còn có một số loại thuế trực thu khác như: thuế lợi tức, thuế tài sản, thuế kế thừa, thuế thu đối với người có thu nhập cao,…
Đặc điểm và ý nghĩa của thuế trực thu
Đặc điểm:
- Đối tượng nộp thuế là đối tượng trả thuế cuối cùng trong kỳ kinh doanh hay cung ứng.
- Thuế này đánh thuế dựa trên đối tượng có cơ sở về thu nhập ví dụ như: thuế TNCN, thuế nhà đất, thuế TNDN,…
- Thuế trực thu thể hiện tính công bằng. Vì phần đóng thuế sẽ phù hợp với từng khả năng của đối tượng. Thu nhập và lợi nhuận càng cao thì đối tượng nộp thuế càng lớn.
- Khó cho việc quản lý thuế trực thu. Tình trạng thất thuế thường xuyên xảy ra. Bộ máy quản lý khó duy trì, cần chi phí điều hành cao.
- Là thuế do người có thu nhập và có trách nhiệm trả cho cơ quan nhà nước. Nên gánh nặng về thuế đối với họ tạo ra áp lực và đó cũng là nguyên nhân gây tình trạng trốn thuế.
- Ưu điểm: Thuế trực thu có độ công bằng cao vì dựa vào mức độ thu nhập để đánh thuế phù hợp với từng đối tượng.
- Hạn chế: Khó quản lý, dễ xảy ra tình trạng trốn thuế, tránh thuế.
Ý nghĩa:
- Là một phần nguồn thu vào ngân sách của nhà nước
- Giúp nhà nước điều tiết thu nhập xã hội. là khi người thu nhập càng cao thì nộp thuế càng nhiều, đánh thuế giúp rút ngắn khoảng cách giàu nghèo trong xã hội.
So sánh thuế trực thu và thuế gián thu
Nội dung | Thuế trực thu | Thuế gián thu |
Khái niệm | Là thuế đánh trực tiếp vào thu nhập cá nhân, tổ chức trong xã hội. Người nộp thuế là người chịu thuế. | Là thuế gián tiếp thông qua giá cả hàng hoá dịch vụ
Người nộp thuế là người không chịu thuế |
Mức độ tác động vào nền kinh tế | Ít tác động vào nền kinh tế vì nó đánh vào kết quả kinh doanh hay thu nhập sau kỳ kinh doanh. | Ảnh hưởng trực tiếp đến giả cả thị trường vì phần thuế được cộng vào giá bán của hàng hoá, dịch vụ. |
Mức độ quản lý | Khó quản lý, khó thu, dễ trốn thuế. Ví dụ thanh toán bằng tiền mặt thì nhà nước không kiểm soát được thu nhập. | Dễ quản lý và dễ thu hơn |
ưu điểm | Đảm bảo công bằng giữa các đối tượng bị đánh thuế | Giúp cơ quan thu thuế dễ dàng hơn |
Tình trạng phổ biến | Thuế trực thu được phổ biến ở những nước phát triển | Là nguồn thu chủ yếu của những nước chậm phát triển hoặc những nước nghèo |
Ví dụ | Thuế TNCN, thuế TNDN | Thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế môn bài, thuế xuất nhập khẩu,.. |
Ý nghĩa khi phân biệt hai loại thuế này
- Trong hoạt động lập pháp:
Giúp tìm ra cách thức điều tiết riêng để tạo nên sắc thuế phù hợp với mục đích điều tiết. Từ đó phản ánh được mức độ tác động của sắc thuế.
Trong khi thuế trực thu giúp đảm bảo tính công bằng điều tiết thu nhập bằng cách tăng thuế này. Thì tăng thuế gián thu giúp đảm bảo nguồn thu ổn định cho nhà nước. Vậy vấn đề đặt ra là phải cân bằng lợi ích của các đối tượng hai bên. Vì ví dụ nếu thuế trực thu quá cao sẽ gây tình trạng trốn thuế vậy nên cần điều chỉnh cho phù hợp với mục đích điều tiết.
- Trong công tác tổ chức, quản lý:
Phân biệt hai loại thuế này có ý nghĩa lớn trong công tác tổ chức. Vì dựa vào đó để xác định phạm vi, đối tượng, nguyên tắc, căn cứ, cách thức tính thuế,… từ đó tìm ra phương pháp tổ chức thích hợp.
Như vậy với những thông tin mà GMS Consulting vừa chia sẻ đã có thể giúp bạn hiểu được cơ bản thuế trực thu là thuế gì rồi phải không nào. Nếu như bạn còn thắc mắc và cần tư vấn để giải quyết các vấn đề liên quan đến thuế thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline: 0909 23 4545. Dịch vụ quyết toán thuế tại GMS sẽ giúp bạn giải quyết tất cả.