Quyết Toán Thuế Là Gì? Có Bao Nhiêu Hình Thức Quyết Toán Thuế?
Quyết toán thuế là một công việc quen thuộc và bắt buộc phải có đối với bộ phận kế toán nói riêng và trong doanh nghiệp nói chung. Để hiểu hơn về quyết toán thuế là gì? Quyết toán thuế được chia thành bao nhiêu loại và cách tính như thế nào? Mời các bạn hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây của GMS nhé.
Mục lục bài viết
Quyết toán thuế là gì?
Quyết toán được hiểu là quá trình kiểm tra, tập hợp và thống kê lại tất cả các dữ liệu về giá trị, khối lượng, tính hợp lệ,… của tất cả các công việc đã làm tại một cơ quan, đơn vị với cơ quan Thuế quản lý trực tiếp. Trong kế toán thì quyết toán là kiểm tra số liệu tài chính, số liệu kế toán của một đơn vị doanh nghiệp, công ty nào đó trong 1 kỳ hay 1 một giai đoạn nhất định.
Quyết toán thuế là xác định các số liệu có liên quan đến khoản thuế phải đóng của doanh nghiệp. Là công việc mà bất cứ doanh nghiệp nào khi tham gia vào hoạt động sản xuất, kinh doanh đều phải thực hiện. Đây là việc làm mang tính khách quan, giữa doanh nghiệp và cơ quan thuế. Cả 2 bên cần phải có “tiếng nói chung” để cùng thống nhất dựa trên cơ sở pháp luật về thuế, để xem xét tính hợp lý của chứng từ, hoá đơn phản ánh các doanh thu và chi phí mà doanh nghiệp đã kê khai.
>>> Tham khảo ngay Dịch vụ quyết toán thuế trọn gói tại GMS Consulting – Nhanh chóng, chuyên nghiệp, tiết kiệm chi phí mùa dịch
Đối với công ty, doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh thì quyết toán thuế là công việc bắt buộc cũng như nghĩa vụ phải thực hiện. Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ thì thực hiện quyết toán thuế sau 5 năm. Còn đối với các doanh nghiệp lớn sẽ quyết toán thuế định kỳ 1 năm một lần.
Mục đích của quyết toán thuế là truy thu thuế TNCN, thuế GTGT, thuế TNDN của doanh nghiệp. Giúp nhà nước kiểm soát tốt hơn về việc đóng thuế của các doanh nghiệp, tránh các sai phạm, gian lận
Có bao nhiêu loại quyết toán thuế?
Sau khi tìm hiểu về quyết toán thuế là gì thì chúng ta cần phải biết có bao nhiêu loại quyết toán thuế? Ở Việt Nam có hai đối tượng cần thực hiện quyết toán thuế là cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp.
Quyết toán thuế thu nhập cá nhân
Theo văn bản pháp luật về thuế quy định, cá nhân có mức lương hàng tháng từ 11 triệu trở lên thì cần phải nộp thuế thu nhập cá nhân.
Đối tượng quyết toán thuế thu nhập cá nhân:
- Tất cả các cá nhân cư trú tại Việt Nam có phát sinh thu nhập gồm tiền lương, tiền công,… và thuộc thu nhập phải chịu thuế thì phải quyết toán thuế TNCN
- Cá nhân chỉ có một nguồn thu nhập, thông thường doanh nghiệp nơi cá nhân làm việc sẽ thực hiện quyết toán thuế thay
- Cá nhân có nhiều nguồn thu nhập phải tự tiến hành quyết toán thuế với cơ quan thuế trên toàn bộ thu nhập, không được uỷ quyền cho tổ chức khác
Cách tính thuế thu nhập cá nhân:
Số tiền cần nộp thuế = (tổng lương – 11.000.000 – 4.400.000 x số người phụ thuộc) * thuế suất = phần thu nhập tính thuế/tháng * thuế suất
Trong đó có 2 trường hợp xảy ra:
- Trường hợp 1: Là cá nhân có thu nhập 12 triệu nhưng không có người phụ thuộc nghĩa là không phải nuôi thêm ai thì sẽ không được giảm thu nhập tính thuế. Ví dụ thu nhập 12 triệu/tháng, không có người phụ thuộc thì số tiền thuế cần nộp là: (12 – 11 – 4,4 x 0) *5% = 0,05 triệu = 50.000
- Trường hợp 2: Cá nhân có thu nhập 11 triệu nhưng phải nuôi thêm 1 người khác (người phụ thuộc) thì số tiền thu nhập được miễn giảm thuế là 4.4 triệu/người phụ thuộc, khi sử dụng công thức tính thuế sẽ ra số thuế phải nộp là số âm và như vậy họ không phải đóng thuế TNCN.
Quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp
Theo thông tư 2014 quy định mức thuế doanh nghiệp phải nộp sẽ dựa trên doanh thu của công ty đó sau khi trừ tất cả các chi phí được miễn giảm theo thông tư 2014 quy định.
Mức thuế suất thuế TNDN hiện nay là 20% áp dụng với doanh nghiệp không thuộc trường hợp hưởng ưu đãi thuế, hoạt động khai thác một số loại khoáng sản quý, hiếm.
>>> Xem ngay bài viết: Quyết Toán Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp Là Gì? Cần Phải Lưu Ý Những Gì Khi Quyết Toán? để tìm hiểu thêm về quyết toán thuế TNDN
Quy trình thực hiện quyết toán thuế
Đối với thuế thu nhập cá nhân
- Đối với tổ chức chi trả thu nhập: Thời hạn nộp hồ sơ khai và quyết toán thuế là trong vòng 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm theo dương lịch (ngày cuối cùng của tháng thứ 3 – chậm nhất là 31/03/2021).
- Đối với cá nhân trực tiếp quyết toán với cơ quan thuế: Theo quy định của Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14, từ kỳ tính thuế năm 2020, thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế TNCN chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 4 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch đối với cá nhân khai quyết toán thuế trực tiếp với cơ quan thuế.
Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp
Người nộp thuế thuộc diện khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp, lập hồ sơ và gửi đến cơ quan thuế chậm nhất là ngày thứ 90 (chín mươi) kể từ ngày kết thúc năm dương lịch. Hoặc năm tài chính đối với trường hợp khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm; chậm nhất là ngày thứ 45 (bốn mươi lăm), kể từ ngày có quyết định về việc doanh nghiệp thực hiện chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động đối với trường hợp chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động.
Sau khi doanh nghiệp tự kê khai và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp hàng năm cho cơ quan thuế, thanh tra của cơ quan thuế sẽ trực tiếp xuống kiểm tra, xác minh số liệu mà doanh nghiệp đã kê khai. Thông thường, cơ quan thuế sẽ gửi thông báo trước 2 tuần để doanh nghiệp có thời gian chuẩn bị đầy đủ giấy tờ, hồ sơ có liên quan.
Doanh nghiệp cần chuẩn bị các giấy tờ: các hoá đơn, chứng từ, sổ sách kế toán đã cân đối trong những năm trước, kể từ thời điểm quyết toán gần nhất.
Trường hợp doanh nghiệp kê khai sai để làm giảm số lượng thuế phải nộp, thì thanh tra thuế sẽ tính toán lại số liệu đúng, lúc này doanh nghiệp sẽ phải chịu phạt số tiền chênh lệch là 0.03% x số ngày x số tiền chênh lệch.
Lưu ý khi tiến hành quyết toán thuế
- Doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ hệ thống sổ sách và chứng từ kế toán
- Doanh nghiệp phải rà soát, kiểm tra lại toàn bộ tính hợp lý và đầy đủ của chứng từ kế toán
- Doanh nghiệp cần hoàn thiện các tồn đọng, các rủi ro sau khi đã rà soát một cách chuẩn mực
- Doanh nghiệp cần kiên định, không khéo trong các trao đổi khi giải trình quyết toán với cơ quan thuế
Qua bài viết trên chắc hẳn sẽ giúp các bạn hiểu được những khái niệm cơ bản về quyết toán thuế. Nếu cá nhân/doanh nghiệp đang gặp phải khó khăn trong việc quyết toán thuế thì hãy liên hệ với GMS Consulting qua Hotline: 0909 23 4545 để được hỗ trợ nhanh nhất nhé.