dịch vụ kế toán

Tin Tức

Hướng Dẫn Quyết Toán Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp Và Những Lưu Ý

Sau một thời gian hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp sẽ được cơ quan thuế kiểm tra quyết toán thuế (kiểm tra việc chấp hành pháp luật thuế). Vậy quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp là gì? Hãy cùng GMS tìm hiểu về qua bài viết dưới đây nhé!

Quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp là gì?

Quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp (quyết toán thuế TNDN) là việc xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong năm của doanh nghiệp. Trong năm các doanh nghiệp có hoạt động đều phải thực hiện nghĩa vụ nộp hồ sơ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp. 

Quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp có thể được thực hiện tại cơ quan thuế hoặc trụ sở doanh nghiệp. Khi nhắc đến kiểm tra thuế, quyết toán thuế chúng ta thường hay quan tâm đến hoạt động kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp.

Trung bình các doanh nghiệp sẽ làm quyết toán thuế 1 năm 1 lần. Tuy nhiên doanh nghiệp có quy mô nhỏ và lợi nhuận không lớn sẽ làm quyết toán thuế 5 năm 1 lần. Còn với những doanh nghiệp hoạt động lớn, có doanh thu cao thì có thể sẽ được yêu cầu quyết toán thuế 1 tháng 1 lần. Mục đích của việc quyết toán thuế là giúp Nhà nước kiểm soát tốt hơn về việc đóng thuế của các doanh nghiệp, tránh gian lận, sai phạm.

quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp

Trung bình các doanh nghiệp sẽ làm quyết toán thuế 1 năm 1 lần

Hồ sơ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp 

Khi khai quyết toán thuế TNDN gồm có khai quyết toán thuế TNDN năm và khai quyết toán thuế TNDN đến thời điểm có quyết định về doanh nghiệp thực hiện chia, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, giải thể, chấm dứt hoạt động.

Căn cứ theo thông tư 92/2015/TT-BTC quy định hồ sơ khai quyết toán thuế TNDN bao gồm:

  • Tờ khai quyết toán thông tư 151/2 thuế TNDN được thực hiện theo đúng mẫu số 03/TNDN ban hành, kèm th014/TT-BTC do Bộ tài chính ban hành
  • Báo cáo tài chính năm hoặc đến thời điểm chia tách, sáp nhập, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp,…
  • Phụ lục theo mẫu 03-1A/TNDN: phản ánh kết quả hoạt động của doanh nghiệp
  • Phụ lục 03-1B/TNDN: phản ánh hoạt động của tín dụng và ngân hàng
  • Phụ lục 03 – 1C/TNDN: phản ánh hoạt động quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, công ty chứng khoán
quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp

Hồ sơ khai quyết toán thuế TNDN bao gồm những gì?

>> Quyết toán thuế cần chuẩn bị những gì? – Xem chi tiết các loại hồ sơ cần chuẩn bị khi quyết toán thuế TNDN 

Nộp hồ sơ quyết toán thuế ở đâu?

Theo quy định tại điều 16, thông tư 151/2014/TT-BTC. Nơi nộp hồ sơ quyết toán thuế TNDN: Doanh nghiệp sẽ nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp. 

Theo đó:

Trong trường hợp, doanh nghiệp nộp thuế có đơn vị trực thuộc hạch toán độc lập thì phải nộp hồ sơ khai thuế TNDN phát sinh tại đơn vị trực thuộc cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.

Nếu trường hợp doanh nghiệp nộp thuế có đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc thì khai tập trung tại trụ sở chính cả phần phát sinh tại đơn vị trực thuộc. 

Thời điểm quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp

Luật quản lý thuế hiện hành quy định cụ thể về thời hạn nộp quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:

  • Thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp tờ khai quyết toán thuế.
  • Trường hợp tổng số thuế tạm nộp trong kỳ tính thuế năm 2020 thấp hơn số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quyết toán từ 20% trở lên thì doanh nghiệp phải nộp tiền chậm nộp đối với phần chênh lệch từ 20% trở lên giữa số thuế tạm nộp với số thuế phải nộp theo quyết toán tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp thuế quý bốn của doanh nghiệp đến ngày thực nộp số thuế còn thiếu so với số quyết toán.

Đối với số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp theo quý thấp hơn số thuế phải nộp theo quyết toán dưới 20% mà doanh nghiệp chậm nộp so với thời hạn quy định (thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm) thì tính tiền chậm nộp kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế đến ngày thực nộp số thuế còn thiếu so với số quyết toán.

Lưu ý: Từ kỳ tính thuế năm 2021 quy định về số thuế tạm nộp thực hiện theo quy định tại Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ.

tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp

Mẫu tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp

Quy trình làm quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp

Bước 1: Lập hồ sơ và gửi đến cơ quan thuế

Doanh nghiệp thuộc diện quyết toán thuế TNDN cần lập hồ sơ và gửi đến cơ quan thuế trong thời hạn quy định.

Về thời hạn cụ thể, Luật quản lý thuế số 38/2019/QH14 có quy định về thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế TNDN như sau:

  • Người nộp thuế thuộc diện khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp, lập hồ sơ và gửi đến cơ quan thuế chậm nhất là ngày thứ 90, kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính đối với trường hợp khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm; 
  • Chậm nhất là ngày thứ 45, kể từ ngày có quyết định về việc doanh nghiệp thực hiện chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động đối với trường hợp chia, tách, hợp nhất, sáp nhập.

Lưu ý: Trường hợp Báo cáo tài chính của tổ chức, doanh nghiệp mà pháp luật quy định phải có kiểm toán thì phải nộp báo cáo kiểm toán kèm theo hồ sơ khai quyết toán thuế TNDN qua mạng.

Bước 2: Cơ quan thuế tiếp nhận

Hồ sơ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp được nộp trực tiếp tại cơ quan thuế:

  • Công chức thuế tiếp nhận, đóng dấu tiếp nhận hồ sơ
  • Ghi thời gian nhận hồ sơ, ghi nhận số lượng tài liệu trong hồ sơ
  • Ghi vào sổ văn thư của cơ quan thuế.

Hồ sơ được gửi qua đường bưu điện:

  • Công chức thuế đóng dấu ghi ngày nhận hồ sơ
  • Ghi vào số văn thư của cơ quan thuế.

Hồ sơ được nộp thông qua giao dịch điện tử:

  • Cơ quan thuế thực hiện tiếp nhận, kiểm tra, chấp nhận hồ sơ khai thuế qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử.

Những lưu ý khi thực hiện quyết toán thuế 

Đa số các doanh nghiệp hiện nay luôn đề cao đến vấn đề quyết toán trong doanh nghiệp. Vì vậy bất cứ lúc nào các doanh nghiệp cũng có thể bị kiểm tra đột xuất bởi cơ quan thuế. Để không phải lo lắng khi bị kiểm tra thì doanh nghiệp cần lưu ý:

  • Thứ nhất là xuất hoá đơn tạm ứng
  • Thứ hai, hoá đơn sai sót: Trong quá trình quyết toán thuế, thì phải tiếp xúc với rất nhiều con số, chính vì vậy mà không thể tránh được sai sót. Lập kê khai bổ sung, photo các hoá đơn sai thành 1 bản sau đó kẹp cùng với những tờ kê khai điều chỉnh bị sai nếu có sai sót về các con số. Còn với những sai sót chỉ xê dịch vài đồng đến vài trăm nghìn thì không cần hoá đơn sai sót.
  • Thứ ba: Hoá đơn có giá trị lớn nhưng vẫn còn treo công nợ nhiều năm chưa thanh toán. Với những hóa đơn có giá trị trên 20 triệu đồng, khi thanh tra thuế kiểm tra mà doanh nghiệp vẫn chưa thanh toán thì cần chuẩn bị sẵn những giấy tờ: hợp đồng trả chậm,… để trình bày cho cơ quan thuế.
  • Thứ tư: Đối với công trình đã nghiệm thu và đã thu tiền nhưng không xuất hoá đơn. Đây là lỗi thường gặp của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp gặp phải vấn đề này thì cần phải thực hiện xuất hoá đơn bù và phải bổ sung lại hợp động cho các nguồn tạm ứng trước đó, trên hợp đồng cần ghi rõ các khoản tạm ứng. Trong trường hợp này thì không cần xuất hoá đơn.
  • Thứ năm: Đối chiếu vật liệu dự toán so với xuất vào kho, khi lập sổ sách thì nhân viên kế toán phải đối chiếu kỹ và theo sát vật tư để tránh nhầm lẫn kịp thời. Nếu có sự chênh lệch thì phải báo cấp trên để có biện pháp xử lý kịp thời.
  • Thứ sáu: Đối với những chứng từ ngân hàng thì cần phải cất giữ cẩn thận. Vì sẽ có những lần chuyển đi rất là nhiều, vì vậy mà nhân viên kế toán phải cất giữ cẩn thận.

Vừa rồi là những chia sẻ của GMS Consulting về quyết toán thuế TNDN. Nếu quý khách hàng còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến quyết toán thuế doanh nghiệp cũng như dịch vụ quyết toán thuế thì hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 0909 23 4545 để được giải đáp nhanh nhất.

GỬI YÊU CẦU LIÊN HỆ