Tin Tức

Truy Thu Thuế Là Gì? Những Quy Định Về Truy Thu Thuế Cần Biết

Vấn đề truy thu thuế là vấn đề luôn được quan tâm từ trước đến nay. Tuy nhiên, trong một số trường hợp không phải truy thu thuế cũng đều bị xử phạt hành chính và là hành vi vi phạm pháp luật. Vậy mọi người đã hiểu rõ về truy thu thuế là gì? Những quy định về truy thu thuế cần biết. Cùng GMS Consulting tìm hiểu và giải đáp những thắc mắc của bạn nhé

Truy thu thuế là gì?

Truy thu thuế là hoạt động của cơ quan thuế nhằm đưa ra quyết định hành chính, yêu cầu nộp phần thuế còn thiếu vào ngân sách nhà nước do người nộp thuế có thể cố ý hoặc vô ý chưa nộp đủ số thuế. Số thuế bị truy thu được cơ quan quản lý thuế phát hiện liên quan đến các khoản nợ thuế từ những năm trước đó. Việc cơ quan thuế phải truy thu thuế khi đối tượng nộp thuế có các hành vi:

  • Khai thuế thu nhập nhưng không thực hiện nghĩa vụ thuế
  • Không thực hiện báo cáo đủ tất cả các khoản thu nhập do doanh nghiệp kiếm được trong năm tính thuế
  • Không khai thuế, đăng ký thuế trong năm tính thuế nhất định
  • Nộp chậm thuế do cố ý hoặc vô ýTruy thu thuế là gì?

Về bản chất, truy thu thuế là quyết định hành chính yêu cầu chủ thể kinh tế chưa thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế của mình.Tuy nhiên,  có rất nhiều nguyên nhân chậm nộp thuế khác nhau dẫn đến việc cơ quan quản lý thuế phải truy thu, có thể là do chủ quan, khách quan cố ý hoặc vô tình vi phạm. Chính vì thế, không phải mọi trường hợp truy thu thuế cũng cần phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với đối tượng nộp thế. Và cũng không phải mọi trường hợp truy thu thuế đều do hành vi vi phạm pháp luật.

Nếu xác định được hành vi nộp chậm thuế là do hành vi cố ý vi phạm pháp luật thì cơ quan quản lý thuế có thẩm quyền sẽ ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, thậm chí là phải chịu trách nhiệm hình sự cho đối tượng nộp thuế bị vi phạm.

Thẩm quyền truy thu thuế

Theo quy định, thẩm quyển truy thu thuế là việc thuộc thẩm quyền của cơ quan quản lý thuế, cơ quan hải quan gồm các cơ quan là

  • Tổng cục thuế
  • Cục thuế
  • Chi cục thuế
  • Tổng cục hải quan
  • Chi cục hải quan (đối với hàng hóa xuất nhập khẩu)
  • Cục hải quan.

Tùy thuộc vào quy mô kinh doanh và đối tượng như doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân, tổ chức,… mà thẩm quyền truy thu thuế thuộc về cơ quan quản lý thuế tương ứng.

Thời hạn truy thu thuế

thời hạn truy thu thuế

Theo khoản 2 Điều 4 Thông tư 166/2013/TT-BTC, thời hạn truy thu thuế là 10 năm trở về trước kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm:

  • “Quá thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về thuế thì người nộp thuế không bị xử phạt nhưng vẫn phải nộp đủ số tiền thuế thiếu, số tiền thuế trốn, số tiền thuế gian lận, tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước trong thời hạn 10 năm trở về trước, kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm.”
  • “Trường hợp, người nộp thuế không đăng ký thuế thì phải nộp đủ số tiền thuế thiếu, số tiền thuế trốn, số tiền thuế gian lận, tiền chậm nộp tiền thuế cho toàn bộ thời gian trở về trước, kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm. Ngày phát hiện hành vi vi phạm hành chính về thuế là ngày lập biên bản vi phạm hành chính về thuế.”

Thời gian gần đây Chính phủ đã ban hành nghị định mới, theo Khoản 6 Điều 8 Nghị định 125/2020/NĐ-CP của Chính Phủ vẫn quy định truy thu thuế trong thời hạn là 10 năm trở về trước, kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm trong trường hợp đã hết hiệu lực xử phạt hành chính về thuế. Ngoài ra được bổ sung thêm quy định:

  • “Thời hạn truy thu thuế tại điểm a khoản này chỉ áp dụng đối với các khoản thuế theo pháp luật về thuế và khoản thu khác do tổ chức, cá nhân tự khai, tự nộp vào ngân sách Nhà nước.”

Riêng các khoản thu thuế từ đất đai hoặc khoản thu khác do cơ quan có thẩm quyền xác định nghĩa vụ tài chính của tổ chức, cá nhân thì thời hạn truy thu được xác định theo quy định của pháp luật về đất đai và liên quan nhưng không ít hơn thời hạn nêu trên.

Xử lý đối với chậm nộp tiền thuế

phạt nộp thuế chậm

Tuân theo quy định của Luật quản lý thuế và nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn.

Theo Điều 42, Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định tiền chậm nộp tiền phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn:

Tính tiền chậm nộp tiền phạt

  • Tổ chức, cá nhân chậm nộp tiền phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn thì bị tính tiền chậm nộp tiền phạt theo mức 0,05%/ngày tính trên số tiền phạt chậm nộp.
  • Số ngày chậm nộp tiền phạt bao gồm cả ngày lễ, ngày nghỉ theo chế độ quy định và được tính từ ngày kế tiếp ngày hết thời hạn nộp tiền phạt đến ngày liền kề trước ngày tổ chức, cá nhân nộp tiền phạt vào ngân sách nhà nước.

Không tính tiền chậm nộp tiền phạt 

  • Trong thời gian được hoãn thi hành quyết định phạt tiền;
  • Trong thời gian xem xét, quyết định miễn tiền phạt;
  • Số tiền phạt chưa đến hạn nộp trong trường hợp được nộp tiền phạt nhiều lần.

Trường hợp tổ chức, cá nhân không tự giác nộp tiền phạt, tiền chậm nộp tiền phạt vào ngân sách nhà nước thì cơ quan thuế quản lý trực tiếp tổ chức, cá nhân đó có trách nhiệm thông báo, đôn đốc tổ chức, cá nhân nộp tiền phạt, tiền chậm nộp tiền phạt theo quy định.

Danh mục Tin Tức

GỬI YÊU CẦU LIÊN HỆ