Tin Tức

Thành Lập Doanh Nghiệp Cần Những Gì? 6 Điều Cần Làm Trước Khi Thành Lập Doanh Nghiệp

Thành lập doanh nghiệp cần những gì? Hãy tham khảo ngay 6 điều cần chuẩn bị khi thành lập doanh nghiệp qua bài viết sau đây của GMS Consulting bạn nhé.

Lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp 

Theo Luật Doanh nghiệp hiện hành, có 5 loại hình doanh nghiệp mang các cách thức hoạt động tổ chức và huy động vốn khác nhau, đặc điểm về pháp lý riêng biệt. Để thành lập một doanh nghiệp cần lựa chọn các loại hình doanh nghiệp phù hợp

  • Doanh nghiệp tư nhân: Chỉ có 01 cá nhân làm chủ sở hữu, chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản cá nhân của mình. Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập 01 doanh nghiệp tư nhân
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên: Doanh nghiệp có 01 tổ chức hoặc 01 cá nhân làm chủ sở hữu. Chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi vốn điều lệ của doanh nghiệp. Không được phát hành cổ phần, chỉ được phát hành khi chuyển đổi sang loại hình công ty cổ phần
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên: Doanh nghiệp có từ 02 đến 50 thành viên là tổ chức và cá nhân. Thành viên chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. Không được phát hành cổ phần, chỉ được phát hành khi chuyển đổi sang loại hình công ty cổ phần
  • Công ty cổ phần: Công ty có số lượng cổ đông không hạn chế nhưng phải có tối thiểu 03 cổ đông là tổ chức, cá nhân. Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn mà mình đã góp cho công ty. Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau và có quyền phát hành các loại chứng khoán ra công chúng.
  • Công ty hợp danh:

Công ty có tối thiểu 02 thành viên là cá nhân làm chủ sở hữu (thành viên hợp danh). Ngoài ra, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn vào công ty.

Thành viên hợp danh chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình với trách nhiệm và nghĩa của công ty. Thành viên góp vốn (có thể là tổ chức, cá nhân) chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn mà mình đã góp cho công ty. Không được phát hành chứng khoán

Đặt tên công ty

thành lập doanh nghiệp cần những gì

Bạn cần xác định tên công ty mà mình mong muốn. Tuy nhiên, cần phải tuân thủ cách đặt tên theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020 để không bị vi phạm.

Tên doanh nghiệp gồm 2 thành tố quan trọng là Tên loại hình doanh nghiệp và Tên riêng.

Tên loại hình doanh nghiệp:

  • Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn được viết : “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH”.
  • Đối với công ty cổ phần được viết: “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP”
  • Đối với công ty hợp danh được viết: “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD”
  • Đối với doanh nghiệp tư nhân được viết: “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN”

Tên riêng: Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.

Ví dụ: Công Ty TNHH Green Maison (GMS Consulting)

Những điều cần tránh trong đặt tên:

  • Tránh đặt dễ gây nhầm lẫn hoặc trùng lặp với các doanh nghiệp đã đăng ký trước đó
  • Không được sử dụng toàn bộ hoặc một phần của tên cơ quan chính trị, nhà nước, xã hội,… để đặt cho doanh nghiệp mình.
  • Không được sử dụng những từ ngữ, ký hiệu khiếm nhã không phù hợp với thuần phong mỹ tục của nước ta.

3.Lựa chọn trụ sở kinh doanh chính, chi nhánh, văn phòng đại diện:

thành lập doanh nghiệp cần những gì

Theo Luật Doanh nghiệp năm 2020:

  • Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa chỉ công ty là địa điểm liên lạc, giao dịch của công ty bạn phải ở lãnh thổ của Việt Nam và có địa chỉ xác định bằng số nhà, tên phố, phường, quận, thành phố hoặc tỉnh thành, số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
  • Chi nhánh: là đơn vị thuộc doanh nghiệp. Ngành, nghề hoạt động kinh doanh của chi nhánh phải là ngành, nghề hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Văn phòng đại diện: là đơn vị thuộc doanh nghiệp, là đại diện được doanh nghiệp ủy quyền để thực hiện các lợi ích và bảo vệ lợi ích đó.

Lựa chọn đăng ký ngành nghề kinh doanh

Doanh nghiệp nên chuẩn bị sẵn sàng tất cả các ngành nghề kinh doanh trước khi nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp. Trong trường hợp phát sinh thêm ngành nghề kinh doanh mới, doanh nghiệp cần bổ sung thêm theo đúng quy định của pháp luật.

Lựa chọn mức vốn điều lệ công ty

lựa chọn vốn điều lệ

  • Không quy định vốn điều lệ tối thiểu hoặc tối đa (ngoại trừ những ngành nghề mà nhà nước yêu cầu có vốn pháp định).
  • Vốn điều lệ do doanh nghiệp tự đăng ký và không cần phải chứng minh bằng tiền mặt, tài khoản hay bất cứ hình thức nào khác. Tuy nhiên người thành lập doanh nghiệp cần phải chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn điều lệ đã khai khi đăng ký doanh nghiệp.
  • Nghiêm cấm các hành vi là khai khống vốn điều lệ, không góp đủ vốn điều lệ mà doanh nghiệp đã đăng ký trước đó.

Lựa chọn người đại diện theo pháp luật doanh nghiệp

lựa chọn người đại diện

Người đại diện theo pháp luật là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp giải quyết và chịu trách nhiệm chính trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, thay mặt công ty ký kết những hợp đồng, các giao dịch liên quan đến hoạt động của công ty.

Danh mục Tin Tức

GỬI YÊU CẦU LIÊN HỆ