Tin Tức

Kiểm Tra Thuế Là Gì? Những Quy Định Về Kiểm Tra Thuế

Thuế đóng vai rất trò quan trọng và là tiềm lực để phát triển đất nước. Chính vì thế, Nhà nước luôn tập trung thực hiện quản lý, kiểm tra, giám sát việc nộp thuế của chủ thể kinh tế. Vậy các chủ thể kinh tế trong xã hội đã thực sự hiểu rõ về kiểm tra thuế là gì và những quy định về kiểm tra thuế chưa? GMS Consulting sẽ giúp bạn tìm hiểu về những điều đó thông qua bài viết này.

Kiểm tra thuế là gì?

Kiểm tra thuế là hoạt động kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý thuế đối với các hoạt động, các giao dịch phát sinh liên quan đến:

  • Các giao dịch phát sinh về đến nghĩa vụ thuế
  • Tình hình thực hiện thủ tục hành chính về thuế.
  • Chấp hành nghĩa vụ nộp thuế nhằm đảm bảo pháp luật thuế được thực hiện nghiêm chỉnh trong đời sống kinh tế – xã hội.kiểm tra thuế là gì

Phân biệt giữa kiểm tra thuế và thanh tra thuế

Theo pháp luật quản lý thuế đã quy định:

  • Kiểm tra thuế là kiểm tra tính chính xác, đầy đủ, trung thực các thông tin, các tài liệu trong hồ sơ thuế của đối tượng nộp thuế nhằm đánh giá sự tuân thủ quy định về việc kê khai thuế
  • Thanh tra thuế là kiểm tra đối với các đối tượng nộp thuế lớn, quy mô lớn, ngành nghề kinh doanh phức tạp,người nộp thuế có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế hoặc giải quyết các tố cáo khiếu nại quy định về thuế… Đây là hình thức kiểm tra ở mức độ cao và hoàn thiện hơn.

Đặc điểm của hoạt động kiểm tra thuế

 

Việc kiểm tra thuế do cơ quan quản lý trực tiếp việc nộp thuế của đối tượng nộp thuế và được thực hiện ở cơ quan quản lý thuế hoặc tại trụ sở của người nộp thuế.

Kiểm tra thuế là công việc xảy ra thường xuyên. Tuy nhiên, có các trường hợp bắt buộc phải kiểm tra thuế khi:

  • Kiểm tra trước khi cơ quan thuế thực hiện hoàn thuế
  • Khi doanh nghiệp thực hiện chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình kinh doanh, chuyển đổi địa điểm kinh doanh, chấm dứt hoạt động cổ phần hóa của doanh nghiệp,…
  • Quyết định kiểm tra thuế phải được gửi cho người nộp thuế trong thời hạn 03 ngày làm việc và thực hiện công bố trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày ký. Trước khi công bố quyết định kiểm tra mà người nộp thuế chứng minh được số tiền thuế đã khai là đúng và nộp đủ số tiền thuế phải nộp thì cơ quan quản lý thuế bãi bỏ quyết định kiểm tra thuế. (Theo Khoản 3, Điều 110, Luật Quản Lý Thuế 2019)

Nguyên tắc kiểm tra thuế

Theo quy định tại điều 107 Luật Quản Lý Thuế năm 2019:

  • Áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế và ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm tra thuế.
  • Tuân thủ quy định của Luật Quản lý thuế và quy định của pháp luật có liên quan và mẫu biểu kiểm tra, trình tự, thủ tục, hồ sơ kiểm tra thuế theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
  • Không cản trở hoạt động bình thường của người nộp thuế.
  • Khi kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế, thủ trưởng cơ quan quản lý thuế phải ban hành quyết định kiểm tra
  • Việc kiểm tra thuế nhằm đánh giá tính đầy đủ, chính xác, trung thực nội dung các chứng từ, thông tin, hồ sơ mà người nộp thuế đã khai, nộp, xuất trình với cơ quan quản lý thuế; đánh giá việc tuân thủ pháp luật về thuế và quy định khác của pháp luật có liên quan của người nộp thuế để xử lý về thuế theo quy định của pháp luật.

Quy định về kiểm tra thuế 

quy định về kiểm tra thuế

Kiểm tra thuế tại trụ sở của cơ quan quản lý thuế được thực hiện định kỳ dựa trên hồ sơ khai thuế của người nộp thuế:

  • Kiểm tra thuế tại trụ sở cơ quan quản lý thuế: đánh giá các chứng từ, thông tin trong hồ sơ thuế có tuân thủ pháp luật thuế.
  • Kiểm tra thuế tại trụ sở cơ quan hải quan: được thực hiện dựa trên việc đối chiếu, so sánh giữa hồ sơ thuế và kết quả kiểm tra thực tế đối với hành hóa xuất khẩu, nhập khẩu

Kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế được thực hiện khi khi đối tượng nộp thuế không tự giác sửa đổi, bổ sung những nội dung sai sót mà cơ quan thuế đã kiểm tra, phát hiện và yêu cầu sửa chữa.

  • Kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế: Việc kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế đặc biệt hơn mang tính chất quan trọng đòi hỏi cần kiểm tra thực tế tại đơn vị người nộp thuế, chính vì thế pháp luật được quy định cụ thể trong Khoản 1, Điều 110, Luật Quản Lý Thuế năm 2019.

Khi kiểm tra thuế, người nộp thuế có quyền và nghĩa vụ gì?

Theo điều 111,  Luật Quản Lý Thuế năm 2019 đã quy định về quyền và nghĩa vụ của người nộp thuế trong kiểm tra thuế tại trụ sở cơ quan người nộp thuế

Người nộp thuế có quyền

  • Từ chối việc kiểm tra khi không có quyết định kiểm tra thuế;
  • Từ chối cung cấp thông tin, tài liệu không liên quan đến nội dung kiểm tra thuế; thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
  • Nhận biên bản kiểm tra thuế và yêu cầu giải thích nội dung biên bản kiểm tra thuế;
  • Bảo lưu ý kiến trong biên bản kiểm tra thuế;
  • Khiếu nại, khởi kiện và yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;
  • Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình kiểm tra thuế

Người nộp thuế có nghĩa vụ

  • Chấp hành quyết định kiểm tra thuế của cơ quan quản lý thuế;
  • Cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác các thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung kiểm tra theo yêu cầu của đoàn kiểm tra thuế; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của thông tin, tài liệu đã cung cấp;
  • Ký biên bản kiểm tra thuế trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra;
  • Chấp hành kiến nghị tại biên bản kiểm tra thuế, kết luận, quyết định xử lý kết quả kiểm tra thuế.

Danh mục Tin Tức

GỬI YÊU CẦU LIÊN HỆ