Kế Toán Trưởng Là Gì? Vai Trò Và Nhiệm Vụ Của Kế Toán Trưởng Trong Doanh Nghiệp
Vị trí kế toán trưởng đòi hỏi là người có chức vụ và trình độ chuyên môn cao. Có thể nói kế toán trưởng đóng vai trò lớn trong doanh nghiệp. Hỗ trợ doanh nghiệp quản lý tài chính hiệu quả. Vậy kế toán trưởng là gì? Vai trò cũng như vị trí của kế toán trưởng trong doanh nghiệp ra sao. Theo dõi bài viết dưới đây của GMS để hiểu rõ hơn nhé.
Mục lục bài viết
Kế toán trưởng là gì?
Kế toán trưởng (Chief Accountant) là người được được Bộ tài chính cấp phép trở thành kế toán trưởng. Trong một công ty, doanh nghiệp kế toán trưởng được bổ nhiệm đứng đầu của phòng kế toán. Trách nhiệm của kế toán trưởng là phụ trách, chỉ đạo cũng như tham mưu cho ban lãnh đạo của doanh nghiệp về chiến lược tài chính. Tại những doanh nghiệp lớn, kế toán trưởng sẽ làm việc dưới quyền của giám đốc tài chính (CFO) và giám sát các chuyên gia tài chính.
Nhiệm vụ của kế toán trưởng
Đối với công tác tài chính:
- Kế toán trưởng là người trực tiếp tổ chức và giám sát quá trình lập ngân quỹ vốn. Từ đó ngân quỹ vốn sẽ được chi cho các kế hoạch phát triển sản xuất, kinh doanh và Marketing…
- Nhiệm vụ của kế toán trưởng là trực tiếp quản lý, theo dõi các nguồn vốn được đầu tư, quản trị khoản mục tiền mặt của công ty, quan hệ với các ngân hàng, các tổ chức tín dụng và các định chế tài chính khác, nhằm bảo đảm cho công ty thực hiện được nghĩa vụ đối với các chủ đầu tư hoặc các cổ đông.
- Đánh giá hiệu quả quản lý sử dụng vốn của công ty và đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn cho ban lãnh đạo.
- Nghiên cứu, xây dựng hệ thống thu thập thông tin, hệ thống các báo biểu, biểu đồ. Xác định phương pháp, chỉ tiêu phân tích… nhằm phân tích đánh giá hoạt động tài chính của công ty theo định kỳ.
- Phân tích chi tiết từng khoản mục chi phí của công ty. Đề xuất những biện pháp nhằm cân đối tăng giảm chi phí đem lại hiệu quả cho doanh nghiệp.
- Kiểm tra, phân tích, giám sát tình hình thực hiện kế hoạch tài chính đã xây dựng.
Đối với công tác kế toán:
- Tổ chức công tác kế toán phù hợp với tình hình hoạt động của công ty theo yêu cầu của từng giai đoạn, phù hợp với chủ trương, chiến lược phát triển chung của doanh nghiệp.
- Tổ chức cải tiến và hoàn thiện chế độ hạch toán kế toán, bộ máy kế toán thống kê theo mẫu biểu thống nhất, bảo đảm việc ghi chép, tính toán số liệu chính xác, trung thực, kịp thời và đầy đủ toàn bộ quá trình hoạt động kinh doanh trong toàn công ty.
- Tổ chức chỉ đạo việc kiểm kê, đánh giá chính xác tài sản cố định, công cụ dụng cụ, tiền mặt, thành phẩm, hàng hóa, từ kết quả kiểm kê, đánh giá tình hình sử dụng và quản lý vốn cũng như phát hiện kịp thời các trường hợp làm sai nguyên tắc quản lý tài chính kế toán.
- Tổ chức kiểm tra, kiểm soát các hợp đồng kinh tế của Công ty nhằm bảo vệ cao nhất quyền lợi của Công ty.
- Tổ chức đánh giá, phân tích tình hình hoạt động tài chính, kinh doanh của toàn công ty. Thông qua số liệu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tháo gỡ khó khăn trong kinh doanh do các quy định tài chính không phù hợp để đẩy mạnh phát triển kinh doanh.
- Tổ chức lập kế hoạch, kiểm tra báo cáo, đánh giá công tác thực hiện kế hoạch chi phí công ty, các đơn vị phụ thuộc công ty hàng tháng, quý, năm. ..
- Đảm bảo yêu cầu về bảo mật thông tin kinh tế – tài chính.
>> Có thể bạn quan tâm:
Đối Tượng Kế Toán Là Gì? Tìm Hiểu Các Loại Đối Tượng Kế Toán
Kế Toán Bán Hàng Là Gì? Tìm Hiểu Về Công Việc Của Kế Toán Bán Hàng
Vai trò của kế toán trưởng trong doanh nghiệp
Mảng kế toán hành chính sự nghiệp
- Lập các kế hoạch và hoạch định tài chính nhằm thực hiện ngân sách hàng năm.
- Thực hiện các công tác tài chính, kế toán theo quy định của pháp luật.
- Kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc sử dụng nguồn vốn.
- Lập các báo cáo quyết toán theo đúng quy định.
- Tư vấn và tham mưu và các lãnh đạo.
- Chịu trách nhiệm về những vấn đề kế toán theo quy định của pháp luật.
- Ghi chép lại đầy đủ và phản ánh một cách chân thực, chính xác, kịp thời, ghi chép một cách có hệ thống về tình hình luân chuyển và việc sử dụng nguồn kinh phí của đơn vị.
- Kiểm tra việc chấp hành kỷ luật kỷ luật về thu, chi và nộp ngân sách nhà nước.
- Theo dõi và kiểm soát tình hình sử dụng, cấp nguồn kinh phí cho các đơn vị dự toán cấp dưới, chấp hành tất cả các dự toán thu và chi của các đơn vị cấp dưới.
- …
Yêu cầu:
- Phản ánh đầy đủ và kịp thời, toàn diện đối với mọi khoản vốn, kinh phí và quỹ, tài sản cũng như các hoạt động kinh tế phát sinh của công ty.
Mảng kế toán doanh nghiệp
- Thực hiện những công việc liên quan trực tiếp tới nghiệp vụ chuyên môn kế toán theo đúng với quy định của Pháp luật quy định.
- Tham mưu cho Ban giám đốc, Tổng giám đốc về chế độ kế toán cũng như những thay đổi của chế độ qua từng thời kỳ trong các hoạt động kinh doanh.
- Theo dõi sự vận động của vốn kinh doanh, phản ánh lại sự vận động vốn kinh doanh của Công ty dưới mọi hình thức, tham mưu cho Ban lãnh đão những vấn đề có liên quan.
- Tạo nên mạng lưới các thông tin về quản lý một cách hữu hiệu, xây dựng hệ thống Quản lý chất lượng, quản lý sản xuất cùng các hệ thống quản lý khác.
- Phối hợp với các bộ phận khác tạo nên mạng lưới thông tin góp phần quản lý một cách hữu hiệu hơn.
- Tham mưu cho Tổng giám đốc công ty về các công tác Tài chính Kế toán.
- Đảm bảo nguồn vốn đối với các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Thực hiện các chức năng khi được cấp trên giao phó.
Hy vọng qua thông tin bài viết trên đây sẽ giúp bạn đọc hiểu được kế toán trưởng là gì? Cũng như vị trí và vai trò của kế toán trưởng tại mỗi doanh nghiệp.