Tìm Hiểu Chi Tiết Các Loại Hình Kế Toán Trong Doanh Nghiệp Hiện Nay
Kế toán là nghiệp vụ rất quan trọng và phản ánh tình hình hoạt động của mỗi doanh nghiệp. Để làm công việc này tốt nhất, kế toán viên phải nắm rõ mục đích của các loại hình kế toán trong doanh nghiệp. Vì thế, trong bài viết này GMS Consulting sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết hơn về các loại hình kế toán. Giúp bạn hiểu rõ được vai trò, nhiệm vụ của từng loại hình kế toán, từ đó giúp bạn làm việc hiệu quả hơn.
Mục lục bài viết
Khái niệm kế toán
Kế toán là quá trình ghi nhận lại các giao dịch phát sinh về tài chính ở trong quá khứ. Không những vậy, kế toán còn có nhiệm vụ phân tích, xử lý, tính toán, tổng hợp số liệu từ các chứng từ, công văn, hóa đơn… Đồng thời, kiểm tra mức độ chính xác, tính pháp lý rồi tiến hành lập báo cáo tài chính cho doanh nghiệp.
>>> Tìm hiểu chi tiết kế toán là gì để giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích về lĩnh vực kế toán
Các loại hình kế toán trong doanh nghiệp
Mỗi doanh nghiệp sẽ sử dụng các loại hình kế toán khác nhau, tùy vào mục đích sử dụng và phân chia nhiệm vụ cho các kế toán viên.
>>> Tham khảo thêm dịch vụ kế toán thuế trọn gói tại GMS Consulting
Kế toán thanh toán
Công việc mà kế toán viên cần thực hiện trong loại hình kế toán thanh toán là:
- Lập chứng từ thu – chi đối với các giao dịch thanh toán phát sinh cả bằng tiền mặt và chuyển khoản.
- Theo dõi, hạch toán và quản lý với các giao dịch, nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh như: công nợ của cổ đông, tiền tạm ứng thanh toán, thống kê báo cáo tồn quỹ, tiền mặt…
Kế toán ngân hàng
Kế toán ngân hàng là nghiệp vụ nhỏ thuộc kế toán, chịu trách nhiệm ghi chép, xử lý các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
Công việc chính của kế toán ngân hàng như sau:
- Gửi tiền vào tài khoản của công ty, doanh nghiệp để phục vụ kinh doanh hàng ngày.
- Tiến hành ghi nhận, xử lý và phân tích các nghiệp vụ khi có thực hiện giao dịch ngân hàng.
- Cung cấp những thông tin có liên quan để phục vụ cho công tác quản lý và ghi sổ đối với các giao dịch đã hoàn thành.
- Theo dõi các dịch vụ bảo lãnh, mở tài khoản và giải đáp những thắc mắc từ phía ngân hàng.
Kế toán công nợ
Đây là bộ phận khá nhỏ trong kế toán, vì thế đối với những doanh nghiệp nhỏ thì có thể gộp kế toán công nợ vào kế toán tổng hợp.
Một số công việc như:
- Thực hiện đôn đốc, kiểm tra những thanh toán để đúng thời hạn theo quy định của công ty.
- Theo dõi các khoản nợ phát sinh, khoản phải thu – phải trả theo định kỳ hoặc cuối mỗi tháng.
- Điều chỉnh số dư theo giá trên thị trường đối với những khoản phải thu bằng hiện vật.
Kế toán hàng tồn kho
Công việc kế toán hàng tồn kho rất quan trọng, tránh được những mất mát, đồng thời phát hiện được kịp thời những sai phạm để nâng cao hiệu quả doanh nghiệp.
- Theo dõi, kiểm tra số lượng nhập – xuất hàng tồn kho.
- Kiểm kê toàn bộ hàng hóa, nguyên vật liệu trong kho so với ghi chép ban đầu, tiến hành xử lý, hủy bỏ hàng hóa quá hạn theo định kỳ khoảng 3 tháng/lần.
- Đưa ra những giải pháp để giúp bộ phận kho hoạt động hiệu quả, cũng như các vấn đề trong kế toán kho.
Kế toán tài sản cố định
- Kiểm kê, đánh giá lại giá trị tài sản theo Thông tư 200 của nhà nước.
- Thống kê và lập các báo cáo về TSCĐ của doanh nghiệp.
- Trích khấu hao TSCĐ theo đúng bộ phận tham gia vào sản xuất kinh doanh.
Kế toán doanh thu
Đây là khoản tiền thu được từ việc kinh doanh, bán hàng hóa, dịch vụ tài chính và kinh doanh khác tạo nên nguồn tiền cho công ty.
Bộ phận kế toán doanh thu do kế toán trưởng quản lý và chịu trách nhiệm. Các công việc chính như:
- Thống kê, tổng hợp lại các chứng từ kế toán liên quan đến doanh thu bán hàng.
- Thực hiện kê khai các khoản được giảm trừ kinh doanh.
- Rà soát lại tình hình tài chính của khách hàng, kết hợp với thủ quỹ, kiểm tra các quỹ của doanh nghiệp.
- Kiểm tra theo định kỳ và đột xuất tới các đại lý, các điểm bán hàng.
Kế toán thuế
Nộp thuế là trách nhiệm và nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với nhà nước. Từ đó, cần có những kế toán viên thực hiện công việc này để hoàn thành đúng thời gian quy định.
- Kế toán viên cần thu thập và lưu trữ các hóa đơn chứng từ hàng ngày.
- Kê khai và lập báo cáo thuế theo từng quý.
- Thực hiện quyết toán thuế TNDN, quyết toán thuế TNCN vào mỗi cuối năm.
Lưu ý: Các hóa đơn phải được kê khai đầy đủ ngày tháng, muốn được khấu trừ thuế GTGT đầu vào thì kê khai không được quá nửa năm so với tháng phát sinh hóa đơn đó.
Kế toán phí
Chi phí là nhân tố tạo nên giá thành của sản phẩm, bởi vậy để doanh nghiệp phát triển có doanh thu thì phần chi phí phải được ghi chép đầy đủ và đúng.
Công việc của kế toán phí như sau:
- Ghi nhận, phản ánh tính chính xác, kịp thời các khoản chi phí phát sinh trong quá trình kinh doanh.
- Theo dõi chi tiết từng yếu tố, khoản mục và thời điểm phát sinh để kịp thời sửa chữa.
- Kiểm tra, đánh giá, phân tích tình hình về chi phí để đưa ra biện pháp tối ưu.
Kế toán tổng hợp
Đây là một trong các loại hình kế toán trong doanh nghiệp có vai trò quan trọng nhất. Kế toán tổng hợp sẽ bao quát hết tình hình kế toán – tài chính của mỗi công ty.
Công việc của kế toán viên tổng hợp là:
- Hàng ngày: Nhiệm vụ thu nhập, xử lý và lập phiếu thu – chi các hóa đơn.
- Hàng tháng: Theo dõi công nợ của khách hàng hoặc nhà cung ứng.
- Thực hiện báo cáo thuế, các hóa đơn, báo cáo lương thưởng…
- Dự tính các loại thuế TNCN, TNDN…
Đây là các loại hình kế toán trong doanh nghiệp mà GMS Consulting giới thiệu đến doanh nghiệp. Hy vọng dựa vào từng chức năng hay mục đích sử dụng để doanh nghiệp của bạn có bộ phận kế toán hợp lý.