Nguyên Lý Kế Toán Là Gì? Những Đặc Điểm Quan Trọng Của Nguyên Lý Kế Toán
Mục lục bài viết
Nguyên lý kế toán là gì?
Có rất nhiều cách để định nghĩa về nguyên lý kế toán. Thông thường, người ta định nghĩa nguyên lý kế toán theo 3 cách như sau:
- Theo thuật ngữ chuyên ngành: Nguyên lý kế toán là việc ghi chép, tính toán những số liệu dưới hình thức có giá trị, hiện vật và thời gian lao động. Được phản ánh dưới hình thức có giá trị, nhằm kiểm tra tình hình cho các loại tài sản, quá trình cũng như kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh, cùng các nguồn vốn và kinh phí của nhà nước và các tổ chức.
- Theo cách định nghĩa thông thường: Nguyên lý kế toán là việc thu nhận, xử lý, rồi cung cấp thông tin về sự thay đổi của tài sản trong toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nguyên lý kế toán giúp đánh giá sự hiệu quả cho sự thay đổi hằng ngày về lĩnh vực tài chính doanh nghiệp.
- Một cách khác, nguyên lý kế toán là những nguyên tắc và chuẩn mực kế toán. Do vậy, nguyên tắc cơ bản trong kế toán sẽ hướng dẫn chi tiết và phức tạp hơn về các hoạt động kế toán khác.
Vậy nguyên lý kế toán tiếng Anh là gì? Nguyên lý kế toán trong tiếng Anh là: Accounting Principles
Đặc điểm của nguyên lý kế toán
- Nguyên lý kế toán mang đặc điểm cân đối của kế toán, nghĩa là nguyên lý kế toán được thể hiện rõ nhất ở tính chất vận động của từng đối tượng kế toán.
- Sự cân đối trong nguyên lý kế toán thể hiện rằng. Tổng tài sản luôn bằng tổng nguồn vốn của từng chủ sở hữu.
Các đối tượng kế toán được quy định trong nguyên lý kế toán
Đối tượng kế toán là sự hình thành, biến động của tài sản doanh nghiệp trong quá trình có sự thay đổi của các tài sản khi hoạt động kinh doanh. Cụ thể:
- Tài sản, những biến động của tài sản có thể tính ra bằng tiền. Nghĩa là, những tài sản của doanh nghiệp đều có thể biểu hiện dưới dạng tiền tệ. Đây là các đối tượng mà kế toán phản ánh và giám đốc.
- Để xác định đúng đối tượng kế toán, doanh nghiệp của chúng ta cần có những loại tài sản hữu hình và tài sản vô hình như sau:
- Các kho bãi, máy móc, nhà cửa, phương tiện.
- Tiền mặt
- Tiền gửi ngân hàng
- Các nguyên vật liệu, phụ liệu khác
- Cổ phiếu, trái phiếu
- Một số loại hàng hóa, thành phẩm
- Dụng cụ, công cụ
- Các khoản tạm ứng của nhân viên, khoản phải thu của khách hàng
- Các nhãn hiệu thương mại, bằng phát minh, sáng chế,…
Các loại tài sản của doanh nghiệp không chỉ mãi đứng yên, mà nó thường xuyên vận động và thay đổi khi các hoạt động kinh doanh đều diễn ra. Công việc cơ bản của một kế toán viên phải làm đó là cung cấp những thông tin đầy đủ, cập nhật những số liệu chính xác và kịp thời khi có sự biến động.
Các loại tài sản được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau và được phân thành vốn chủ sở hữu và nợ phải trả.
Những lưu ý khi vận dụng các nguyên lý kế toán
- Khi áp dụng những nguyên lý kế toán cơ bản, một kế toán viên cần phản ánh đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế – tài chính có phát sinh vào sổ kế toán, vào các chứng từ để đối chiếu, cũng như lập lại báo cáo tài chính.
- Nhờ áp dụng nguyên lý kế toán, chúng ta có thể phản ánh kịp thời các thời gian và số liệu kế toán. Đảm bảo thông tin dễ hiểu và chính xác.
- Khi áp dụng các nguyên lý kế toán, người kế toán viên nên làm là phản ánh đúng bản chất sự việc cũng như giá trị của những nghiệp vụ kinh tế.
- Hãy sắp xếp những thông tin, số liệu liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp theo một trật tự nhất định, được hệ thống và có thể so sánh được.
- Các số liệu cần được phản ánh liên tục, từ khi được phát sinh đến khi kết thúc. Số liệu kế toán phản ánh kỳ này cần kể tiếp là số liệu kế toán của kỳ trước.
Qua bài viết này, GMS tin rằng bạn đã có một cái nhìn tổng quan về nguyên lý kế toán là gì. Hãy theo dõi chúng tôi để được cập nhật những thông tin thú vị về kế toán – tài chính, bạn nhé.