Kế Toán Công Nợ Là Gì? Các Công Việc Mà Kế Toán Công Nợ Làm Là Gì?
Với những doanh nghiệp có nhiều đối tác và khách hàng thì một bộ phận kế toán không thể nào thiếu đó là kế toán công nợ. Vậy kế toán công nợ là gì? Những công việc mà kế toán công nợ cần phải thực hiện là gì? Hãy cùng GMS Consulting tìm hiểu về kế toán công nợ ngay trong bài viết này ngay nhé.
Mục lục bài viết
Kế toán công nợ là gì?
Kế toán công nợ là một mảng nhỏ trong các công việc của kế toán tổng hợp. Những công ty có mô hình ở mức vừa và nhỏ thì kế toán tổng hợp sẽ thực hiện và kiêm luôn cả việc theo dõi công nợ của công ty. Với những doanh nghiệp lớn, công việc này sẽ được đảm nhiệm bởibộ phận kế toán công nợ riêng.
Kế toán công nợ có tên tiếng anh là gì? Tên tiếng anh của kế toán công nợ là Accounting Liabilities. Đây là vị trí đảm nhận các công việc kế toán về các khoản nợ mà doanh nghiệp của bạn phải thu hoặc trả. Doanh nghiệp kiểm soát càng tốt hoạt động công nợ thì quá trình vận hành cũng trơn tru hơn.
Kế toán công nợ làm gì?
Kế toán công nợ sẽ thực hiện những công việc liên quan đến quản lý công nợ của doanh nghiệp. Cụ thể các công việc đó là:
- In sổ các khoản công nợ để thực hiện quá trình đối chiếu với kế toán tổng hợp. Dựa theo từng quý, từng tháng và từng năm (gồm các khoản công nợ đã được doanh nghiệp giải quyết và những công nợ chưa được giải quyết).
- Thực hiện quá trình kiểm tra các chứng từ, hóa đơn, sổ sách liên quan đến công nợ. Đảm bảo hồ sơ, chứng từ công nợ phải chính xác tuyệt đối.
- Thường xuyên cập nhật tình hình của các khoản nợ của doanh nghiệp với các bên đối tác và nhà cung cấp. Thực hiện báo cáo cho ban lãnh đạo về các khoản nợ sắp đến hạn phải thanh toán.
- Thực hiện báo cáo và đối chiếu tình hình công nợ lên cấp trên. Các khoản nợ nào đã được thu, các khoản nợ chưa được trả và biện pháp để xử lý, giải quyết các khoản nợ khó đòi.
Để công nợ doanh nghiệp được quản lý một cách tốt nhất thì hãy liên hệ ngay dịch vụ kế toán trọn gói TPHCM của GMS để các công việc liên quan đến kế toán được giải quyết một cách tốt nhất.
Phân loại các loại công nợ của một doanh nghiệp
Công nợ của doanh nghiệp sẽ được phân ra thành công nợ phải thu và công nợ phải trả.
Công nợ phải thu
Đây là những công nợ mà doanh nghiệp phải thu từ khách hàng. Quá trình xuất hàng hóa, sản phẩm của doanh nghiệp cung cấp cho khách hàng nhưng khách hàng chưa thực hiện thanh toán hoặc chỉ mới thanh toán một phần. Nhiệm vụ của kế toán công nợ lúc này là theo dõi và đối chiếu các đối tượng cụ thể. Sau đó phân loại ra thành các nhóm đối tượng để quá trình kiểm soát công nợ hiệu quả nhất.
Các khoản nợ mà doanh nghiệp phải thu bao gồm:
- Khoản phải thu trong nội bộ và từ khách hàng, đối tác.
- Các khoản thế chấp, ký cược, ký quỹ.
- Các khoản mà nhân viên tạm ứng trong doanh nghiệp.
- Những khoản thuế GTGT đầu vào đã được khấu trừ.
- Và nhiều khoản nợ phải thu khác.
Công nợ phải trả
Là khoản nợ giá trị hàng hóa, nguyên vật liệu, vật tư, công cụ và các dụng cụ mà doanh nghiệp mua về để phục vụ cho quá trình sản xuất, kinh doanh. Doanh nghiệp đã nhận được sản phẩm từ nhà cung cấp nhưng chưa thanh toán hoặc chỉ mới thanh toán một phần nhỏ.
Các khoản nợ phải trả cho nhà cung cấp được chia thành 2 loại chính:
- Nợ ngắn hạn: Là khoản nợ bắt buộc doanh nghiệp phải trả trong thời gian ngắn. Thông thường là khoảng từ 1 năm trở xuống.
- Nợ dài hạn: Là khoảng nợ hoặc các nghĩa vụ tài chính mà doanh nghiệp có thể thực hiện thanh toán trong khoảng thời gian từ một năm trở lên. Được tính từ ngày bắt đầu lập bảng cân đối kế toán.
Quyền hạn và các mối liên hệ công tác của kế toán công nợ
Quyền hạn của kế toán công nợ trong doanh nghiệp
- Chủ động trao đổi liên hệ với các bên khách hàng và đối tác về các khoản thanh toán chưa hoàn chỉnh. Hoàn chỉnh tất cả các nghiệp vụ thu, chi được giao.
- Đưa ra những biện pháp thu hồi công nợ có hiệu quả cao.
- Chủ động nhắc nhở khách hàng, đối tác thanh toán công nợ.
- Đề xuất cho trưởng phòng các mức thanh toán cùng với thời hạn thanh toán công nợ cho khách hàng.
- Khi phiếu yêu cầu xuất hóa đơn chưa phù hợp thì phải để xuất hướng xử lý.
- Đề xuất với người phụ trách, lãnh đạo về các trường hợp thanh toán gặp vướng mắc.
- Đề xuất Phụ trách Phòng các trường hợp thanh toán khi có vướng mắc.
- Thực hiện đề xuất khi có các điều chỉnh, sửa đổi hoặc hủy hóa đơn.
- Lập bảng nhu cầu và đưa ra đề xuất để đặt in ấn phẩm theo tình hình sử dụng.
Các mối liên hệ công tác
- Trực thuộc với phòng tài vụ trong công ty: kế toán công nợ sẽ nhận sự chỉ đạo, phân công và điều hành trực tiếp từ trưởng phòng tài vụ.
- Nhận những thông tin về thanh toán từ bộ phận kế toán cơ sở.
- Quan hệ với những đơn vị nội bộ trong công ty thuộc phạm vi trách nhiệm của kế toán công nợ.
Trên đây là toàn bộ các thông tin mà GMS Consulting tổng hợp để giải đáp cho bạn đọc về khái niệm kế toán công nợ và các công việc mà các kế toán công nợ phải thực hiện trong doanh nghiệp. Hy vọng với bài viết này của GMS sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quát và hiểu rõ hơn về bộ phận này.