dịch vụ kế toán

Tin Tức

Kế Toán Bán Hàng Là Gì? Tìm Hiểu Về Công Việc Của Kế Toán Bán Hàng

Đối với người làm kế toán thuật ngữ kế toán bán hàng không còn xa lạ gì nữa. Nhưng đối với sinh viên mới ra trường đây là thuật ngữ khá mới mẻ. Vậy kế toán bán hàng là gì? Công việc của họ trong doanh nghiệp là gì? Đọc ngay bài viết sau để hiểu hơn nhé. 

Kế toán bán hàng là gì?

Công việc của kế toán bán hàng là ghi chép những nghiệp vụ liên quan đến hóa đơn bán hàng. Từ việc ghi hóa đơn bán hàng, ghi sổ chi tiết doanh thu cho đến việc lập các báo cáo bán hàng và những báo cáo liên quan đều thực hiện cả. Công việc của kế toán bán hàng so với các kế toán khác vẫn thuộc loại nhẹ nhàng hơn. Không yêu cầu kinh nghiệm nhiều.

Kế toán bán hàng tiếng anh là gì? Kế toán bán hàng có tên tiếng anh là: Sales Accounting

kế toán bán hàng là gì 

Xem thêm:

Kế Toán Công Nợ Là Gì? Các Công Việc Mà Kế Toán Công Nợ Làm Là Gì?

Kế Toán Doanh Thu Là Gì? Tìm Hiểu Về Công Việc Kế Toán Doanh Thu

Kế toán bán hàng làm những gì?

Hàng ngày

  • Tập hợp các chứng từ liên quan như bảng báo giá, đơn đặt hàng của khách hàng, hợp đồng bán hàng, phiếu xuất kho hàng hóa… làm căn cứ ghi nhận vào phần mềm, sổ sách kế toán để quản lý bán hàng theo báo giá, đơn hàng, hợp đồng…
  • Kiểm tra chứng từ, số lượng thực xuất, giá bán sản phẩm và thông tin khác theo quy định đơn vị để lập và gửi hóa đơn cho khách hàng.
  • Phân loại chứng từ theo từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến bán hàng và các khoản giảm trừ doanh thu (nếu có) làm căn cứ ghi nhận vào sổ sách liên quan.
  • Quản lý chính sách giá, chính sách bán hàng… để đảm bảo bán hàng theo đúng chính sách và ghi nhận doanh thu phù hợp.
  • Vào bảng kê chi tiết các hóa đơn bán hàng; tính toán chính xác tổng doanh thu, thuế giá trị gia tăng (GTGT) của hàng hóa, dịch vụ bán ra trong ngày.
  • Kiểm tra, đối chiếu số liệu xuất, tồn kho với thủ kho vào cuối ngày. 
  • Quản lý chứng từ, sổ sách liên quan đến hoạt động bán hàng của doanh nghiệp.
  • Quản lý công nợ, đốc thúc công nợ trong trường hợp doanh nghiệp không có kế toán công nợ riêng.
  • Kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện công tác bán hàng.
  • Hỗ trợ công việc, liên kết số liệu với kế toán phần hành có liên quan. 

Hàng tháng

  • Tính toán giá vốn hàng bán của sản phẩm, dịch vụ đã cung cấp. Trường hợp doanh nghiệp kinh doanh thương mại, phải xác định giá mua thực tế của hàng hóa và phân bổ chi phí thu mua cho hàng hóa đã tiêu thụ.
  • Tính toán chính xác tổng doanh thu, thuế GTGT của từng nhóm hàng, từng đơn vị trực thuộc (cửa hàng, đại lý, chi nhánh).
  • Hỗ trợ lập, kiểm tra bảng kê hàng hóa, dịch vụ bán ra.
  • Lập báo cáo bán hàng, doanh thu, lãi gộp, công nợ phải thu, báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch bán hàng… gửi lên ban giám đốc doanh nghiệp, đảm bảo cho các nhà quản lý đưa ra những quyết định kịp thời cho công tác bán hàng.

kế toán bán hàng là gì

Cuối kỳ kế toán

  • Nắm rõ thông tin về tất cả các khoản liên quan đến chi phí bán hàng; tập hợp đầy đủ, chính xác, kịp thời các khoản chi phí này.
  • Cung cấp thông tin kế toán phục vụ cho việc lập báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
  • Cung cấp thông tin về bán hàng và doanh số theo yêu cầu của lãnh đạo doanh nghiệp phục vụ cho việc đánh giá kết quả thực hiện và lập kế hoạch kinh doanh cho năm tới.
  • Tham mưu cho ban giám đốc các công tác liên quan đến bán hàng, doanh thu, công nợ…
  • Phối hợp với kế toán kho đối chiếu chéo số lượng, giá trị nhập xuất tồn kho; phối hợp với kế toán thanh toán, thủ quỹ,… chốt số liệu công nợ, tiền mặt, tiền gửi ngân hàng… vào, ra trong ngày, tuần, tháng… để quản lý tiền mặt được hiệu quả nhất là đối với các doanh nghiệp thu tiền mặt nhiều như cửa hàng, siêu thị…
  • Thực hiện các công việc khác theo yêu cầu của cấp trên.

Quy trình kế toán bán hàng trong doanh nghiệp

Các bước cụ thể trong quy trình bán hàng được thực hiện qua những bước sau: 

kế toán bán hàng là gì

  • Bước 1: Kế toán bán hàng tiếp nhận đơn đặt hàng/hợp đồng từ nhân viên bán hàng hoặc từ phòng kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Bước 2: Dựa vào cơ sở đơn đặt hàng, kế toán bán hàng kiểm tra lượng tồn kho của hàng hóa tại doanh nghiệp.

+ Trường hợp số lượng hàng tồn kho không đáp ứng được nhu cầu của khách, kế toán có nhiệm vụ thông báo cho bộ phận bán hàng hoặc phòng kinh doanh tư vấn cho khách hàng hủy đơn.

+ Trường hợp đủ số lượng hàng tồn kho thì kế toán bán hàng lập phiếu yêu cầu xuất kho và chuyển cho thủ kho để làm căn cứ cho thủ kho xuất hàng. Đồng thời, kế toán bán hàng lập hóa đơn, phiếu xuất kho và biên bản giao nhận hàng hóa gửi cho nhân viên bán hàng để giao cho khách hàng.

  • Bước 3: Kế toán bán hàng hạch toán nghiệp vụ bán hàng phát sinh vào sổ tổng hợp và sổ chi tiết có liên quan đến nghiệp vụ bán hàng này.

Lưu ý: Nếu doanh nghiệp bạn cung cấp dịch vụ thì sau khi hoàn thành cung cấp dịch vụ được khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán. Kế toán bán hàng tiến hành lập hóa đơn cho dịch vụ vừa cung cấp. Đồng thời, căn cứ vào các chứng từ có liên quan để hạch toán nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

Trên đây là những thông tin về kế toán bán hàng mà GMS Consulting muốn gửi đến quý bạn đọc. Hy vọng những thông tin này sẽ mang lại thông tin hữu ích cho những ai đang tìm hiểu về kế toán.

GỬI YÊU CẦU LIÊN HỆ