Các Tình Huống Sai Phạm Trong Kế Toán Bạn Cần Phải Biết
Đối với công việc kế toán thì việc xảy ra sai sót là điều không thể tránh khỏi. Mỗi tình huống sai phạm đều phải xử lý khác nhau tùy vào đơn vị sai phạm. Bài viết này sẽ đưa ra các tình huống sai phạm trong kế toán thường gặp để các bạn tham khảo.
Mục lục bài viết
Sử dụng hóa đơn bất hợp pháp
Sử dụng hóa đơn bất hợp pháp là một trong những trường hợp sai phạm kế toán thường gặp nhất
- Việc sử dụng hóa đơn bất hợp pháp cụ thể là dùng hóa đơn giả hoặc hóa đơn chưa có giá trị sử dụng hay hóa đơn đã hết giá trị sử dụng. Hóa đơn giả được in hoặc được lập theo mẫu hóa đơn đã được phát hành. Từ tổ chức, cá nhân khác in hoặc khởi tạo trùng số, cùng một ký hiệu.
- Sử dụng hóa đơn chưa được thông báo phát hành (trừ trường hợp người bán đã chấp hành Quyết định xử phạt) khi có hành vi không lập thông báo phát hành hóa đơn trước khi đưa vào sử dụng. Người mua hàng được sử dụng hóa đơn để kê khai, khấu trừ, tính vào chi phí theo quy định).
- Sử dụng hóa đơn của các đơn vị cá nhân, tổ chức đã đóng mã số thuế (MST) (đã ngưng sử dụng MST)
- Sử dụng hóa đơn giả
Hóa đơn là một trong các tình huống sai phạm trong kế toán dễ xảy ra
Xem thêm kế toán là gì? Vai trò, nhiệm vụ và các loại kế toán trong doanh nghiệp
Các giải pháp phòng ngừa sử dụng hóa đơn bất hợp pháp
Để tra cứu trạng thái người nộp thuế và các thông tin liên quan đến hóa đơn các doanh nghiệp có thể truy cập cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế tại link www.gdt.gov.vn
Tra cứu thông tin hóa đơn trên Tổng cục Thuế
Bên cạnh việc doanh nghiệp có thể thực hiện thông báo phát hành hóa đơn công ty mình. Hoặc thông báo hóa đơn hết giá trị sử dụng. Doanh nghiệp còn có thể tra cứu hóa đơn danh mục nhà in, cung ứng phần mềm có mã xác thực.
Về phần Thuế: Dành cho doanh nghiệp nào thuộc loại rủi ro cao về thuế. Thì có thể chuyển từ hình thức sử dụng hóa đơn tự in, đặt in sang sử dụng hóa đơn mua của cơ quan thuế. Trong hóa đơn của cơ quan thuế sẽ ghi rõ ngày bắt đầu ngưng sử dụng hóa đơn tự in sang dùng hóa đơn mua của bên thuế.
Cập nhật các thông tin về quyết định cưỡng chế hóa đơn
Doanh nghiệp có thể xem các thông tin về hóa đơn có giá trị sử dụng tiếp tục. Hoặc việc cưỡng chế thống báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng. Bởi Quyết định của cơ quan thuế. Trong đó có nêu đầy đủ loại hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu, từ số… đến số… không còn giá trị sử dụng từ thời gian nào.
Tra cứu hóa đơn qua cổng thông tin điện tử của cơ quan Thuế
Cập nhật, kiểm tra thông tin người nộp thuế
Truy cập vào cổng thông tin điện tử để xem trạng thái người nộp thuế. Danh sách người nộp thuế ngừng hoạt động. Mục đích để phòng tránh việc giao dịch không hợp lý với người nộp thuế đã ngừng hoạt động.
Giải đáp thắc mắc Dịch Vụ Kế Toán Là Gì? Những Công Việc Dịch Vụ Kế Toán Sẽ Thực Hiện Là Gì?
Các tình huống cụ thể khi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp
Kiểm tra chứng từ, hóa đơn để phát hiện các tình huống sai phạm trong kế toán
Tình huống sai phạm
Việc sử dụng hóa đơn bất hợp pháp là một trong những tình huống sai phạm trong kế toán. Cụ thể là:
- Nội dung được ghi trong hóa đơn không có thực một phần hoặc toàn bộ.
- Sử dụng hóa đơn của cá nhân, tổ chức khác để giao dịch hàng hóa, dịch vụ để gian lận thuế, không kê khai nộp thuế.
- Hóa đơn có giá trị chênh lệch, hoặc sai lệch các tiêu thức liên quan bắt buộc giữa các hóa đơn với nhau.
- Cố tình sử dụng hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ được cho là sử dụng bất hợp pháp hóa đơn. Do cơ quan công an, cơ quan Thuế và các cơ quan chức năng khác kết luận.
- Mua hàng hóa, dịch vụ không có thật, không có hóa đơn hợp pháp. Sau đó thì mua hóa đơn không kèm theo hàng hóa, dịch vụ không có thật để hợp thức hóa. Tiếp theo là doanh nghiệp bán hóa đơn.
- Mua hàng hóa, dịch vụ không có thật của cá nhân, tổ chức. Sau đó nhận hóa đơn của doanh nghiệp khác. Đây là hóa đơn khống.
- Mua hóa đơn của hàng hóa, dịch vụ không có thật. Đây là tình huống sai phạm trong kế toán nhằm mục đích khấu trừ thuế giá trị gia tăng khống và khai khống chi phí.
Các biểu hiện cụ thể trong việc sử dụng hóa đơn bất hợp pháp
- Thứ nhất: Nhân viên ở bộ phận thu mua tiến hành mua hàng hóa, dịch vụ không có chứng từ hợp pháp. Sau đó lại mua trái phép hóa đơn đầu vào để hợp thức hóa và thanh toán.
- Thứ hai: Cá nhân bán hàng hóa mua hóa đơn trái phép rồi xuất cho bên mua hàng hóa.
- Thứ ba: Cá nhân cung cấp dịch vụ mua hóa đơn trái phép để xuất cho bên mua hàng hóa.
- Thứ tư: Bên nhận khoán thường là các đội thi công không có tư cách pháp nhân. Nhận đủ số tiền giao khoán sau khi thực hiện thi công theo mức khoán trắng. Và các đội thi công phải hợp thức hóa các chứng từ thanh toán.
Hy vọng qua bài biết này bạn sẽ nhận biết được các lỗi thường hay sai phạm để không bị phạm lỗi. Để tránh phạm phải những lỗi không đáng có thì hãy liên hệ với dịch vụ quyết toán thuế và dịch vụ kế toán thuế tại GMS Consulting để công việc quyết toán thuế được diễn ra một cách tốt nhất.