dịch vụ kế toán

Tin Tức

Hóa Đơn Đỏ Là Gì? Một Số Quy Định Về Hóa Đơn Đỏ

Đối với những doanh nghiệp bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ thì cụm từ “Hóa đơn đỏ là gì” đã không còn quá xa lạ nữa. Tuy nhiên, việc hiểu rõ và sử dụng đối với hóa đơn đỏ đối với doanh nghiệp vẫn còn nhiều sai sót. Chính vì thế, GMS Consulting sẽ giải đáp những thắc mắc của bạn giúp bạn có cái nhìn khách quan hơn về những quy định cụ thể của hóa đơn đỏ

Hóa đơn đỏ là gì

Hóa đơn đỏ hay còn có một cái tên khác đó là hóa đơn giá trị gia tăng (hóa đơn GTGT) do Bộ Tài Chính phát hành hoặc do chính doanh nghiệp được phép in hóa đơn khi đã thực hiện đăng ký mẫu hóa đơn cho cơ quan thuế.

Một số quy định về xuất hóa đơn đỏ

Trước 1/11/2020:

  • Đối với hóa đơn giấy (bao gồm cả hóa đơn tự in, hóa đơn đặt in, hóa đơn đặt mua của Cơ quan Thuế). “Trường hợp khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ 200.000 đồng trở lên mỗi lần, người mua không lấy hóa đơn hoặc không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế (nếu có) thì vẫn phải lập hóa đơn và ghi rõ “người mua không lấy hoá đơn” hoặc “người mua không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế”. (Theo Thông tư 26/2015/TT-BTC). Do đó, người bán bắt buộc phải lập hóa đơn khi bán hàng và cung ứng dịch vụ từ 200.000 đồng trở lên dù cho người mua có nhu cầu lấy hay không.
  • Đối với hóa đơn điện tử: Đây là giai đoạn đang chuyển dần áp dụng chính thức sang hóa đơn điện tử từ 01/11/2018 đến 31/10/2020. Chính vì thế các quy định về hóa đơn vẫn còn hiệu lực.

Sau 1/11/2020: Lập hóa đơn điện tử cho từng lần giao dịch mua bán

Theo Nghị định 119/2018/NĐ-CP và Thông tư 68/2019/TT-BTC, bắt buộc tất cả các doanh nghiệp phải sử dụng hóa đơn điện tử theo quy định tại Nghị định 119/2018/NĐ-CP và Thông tư 68/2019/TT-BTC.

  • “Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán (trừ hộ, cá nhân kinh doanh quy định tại khoản 6 Điều 12 Nghị định 19/2018/NĐ-CP) phải lập hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế để giao cho người mua theo định dạng chuẩn dữ liệu mà cơ quan thuế quy định và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Nghị định này, không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ” (TheoNghị định 119/2018/NĐ-CP). Do đó, bắt buộc phải lập hóa đơn điện tử khi thực hiện giao dịch mua bán là điều quan trọng doanh nghiệp cần lưu ý.

Công dụng của hóa đơn đỏ

  • Đối với doanh nghiệp, hóa đơn đỏ giúp hạn chế số tiền thuế giá trị gia tăng phải nộp cho cơ quan thuế do việc phải cân đối với mua hóa đơn đỏ.
  • Là chứng từ có giá trị ghi nhận phục vụ cho việc ghi nhận và tính thuế, là bằng chứng của việc mua hàng hóa và cung ứng dịch vụ
  • Là chứng từ tạo cơ sở ban đầu trong việc doanh nghiệp kê khai nộp thuế, khấu từ thuế giá trị gia tăng đầu vào và đầu ra, hạch toán đối với chi phí sản xuất kinh doanh, chi phí thuế, hoàn thuế…
  • Giúp cho cơ quan thuế dễ dàng giám sát và quản lý bên bán hàng nhờ vào việc người mua lấy hóa đơn đỏ khi mua hàng. Đã có quy định cụ thể về mức phạt đối với người bán không lập hóa đơn hoặc lập hóa đơn nhưng không thực hiện giao cho khách hàng nhằm quản lý chặt chẽ khoản thuế của doanh nghiệp.

Những lưu ý về hóa đơn đỏ mà doanh nghiệp nên biết

lưu ý về hóa đơn đỏ

  • Hóa đơn đỏ là hóa đơn giá trị gia tăng (GTGT) phải được lập thành 3 liên: liên trắng, liên đỏ, liên xanh. Khi muốn xuất hóa đơn đỏ, người viết phải kẹp chặt 3 liên viết cùng một lúc. Nội dung trong các liên bắt buộc phải giống nhau.
  • Hóa đơn đỏ sẽ thể hiện tất cả thông tin của doanh nghiệp là bên bán sản phẩm, cung cấp dịch vụ như: Tên doanh nghiệp, địa chỉ, mã số thuế, logo, số tài khoản, số điện thoại, số fax,…
  • Những thông tin quan trọng trên hóa đơn đỏ phải được ghi nhận đầy đủ như: tên người mua hàng, ngày tháng năm lập hóa đơn (tại thời điểm phát sinh giao dịch mua bán hoặc sau khi hoàn thành dịch vụ cung cấp cho người mua); Hình thức thanh toán (chủ yếu là chuyển khoản hoặc tiền mặt). Thuế suất, số tiền thuế, tổng thanh toán được trình bày trên hóa đơn.
  • Số hóa đơn phải được đánh số liên tục theo thứ tự từ nhỏ đến lớn. Không được thực hiện tẩy xóa, sửa chữa và đặc biệt là dùng loại mực khác để viết vào hóa đơn
  • Hóa đơn đỏ phải được lập ngay sau khi bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ cho khách hàng. Nhằm giảm tình trạng sai sót khi thống kê các khoản khấu trừ thuế hay chi thuế, doanh nghiệp lập và giao hóa đơn ngay trực tiếp cho khách hàng.
  • Nếu thuế giá trị gia tăng đầu vào của doanh nghiệp thấp hơn số thuế giá trị gia tăng đầu ra thì doanh nghiệp sẽ phải nộp thêm phần chênh lệch đó. Và ngược lại, nhà nước sẽ khấu trừ và trả lại mức chênh lệch nếu doanh nghiệp có số thuế giá trị gia tăng đầu vào lớn hơn số thuế giá trị gia tăng đầu ra.
  • Doanh nghiệp không được phép mua bán hoặc khai khống giá trị hóa đơn đỏ. Đây là hành vi vi phạm pháp luật mà doanh nghiệp có thể bị xử phạt vi phạm.

Danh mục Tin Tức

GỬI YÊU CẦU LIÊN HỆ