Thuế Tài Nguyên Là Gì? Những Quy Định Về Thuế Tài Nguyên Bạn Cần Biết
Thuế tài nguyên được ban hành nhằm giúp đảm bảo việc khai thác, bảo vệ, sử dụng và quản lý tài nguyên hợp lý. Vì nguồn tài nguyên là tài sản quý giá hữu hạn của các quốc gia. Nhất là những quốc gia có nguồn tài nguyên dồi dào cần quản lý chặt chẽ để tránh tình trạng khai thác lãng phí, bừa bãi. Vì vậy, một trong những biện pháp hữu hiệu giúp quốc gia quản lý tài nguyên là đánh thuế tài nguyên.
Mục lục bài viết
Thuế tài nguyên là gì?
Thuế tài nguyên là một loại thuế gián thu đánh vào hoạt động khai thác tài nguyên thuộc tài sản quốc gia của các cá nhân, tổ chức. Mục đích là tác động đến việc khai thác và sử dụng tài nguyên hợp lí, tiết kiệm. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân vừa khai thác có hiệu quả vừa bảo vệ tài nguyên đồng thời đóng góp một phần vào ngân sách nhà nước. Nguồn thu này được dùng để bảo vệ, tái tạo, thăm dò và tìm kiếm tài nguyên.
Đặc điểm của thuế tài nguyên:
– Là một loại thuế gián thu.
– Là thuế điều tiết thu nhập vào hoạt động khai thác và sử dụng tài nguyên quốc gia.
– Là một khoản thu chuyển nhượng tài nguyên quốc gia cần nộp khi các tổ chức cá nhân khai thác tài nguyên. Điều này tương tự như một cơ sở kinh doanh trả tiền mua tài nguyên, nguyên liệu để sản xuất kinh doanh.
Các đối tượng phải chịu thuế tài nguyên
Theo Luật Thuế Tài Nguyên 2009, các đối tượng chịu thuế là các tài nguyên nằm trong phạm vi đất liền, hải đảo, nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thuộc chủ quyền Việt Nam. Cụ thể bao gồm:
Khoáng sản kim loại
– Khoáng sản không kim loại
– Sản phẩm của rừng tự nhiên; trừ động vật và hồi, quế, sa nhân, thảo quả do người nộp thuế trồng tại khu vực rừng tự nhiên được giao khoanh nuôi, bảo vệ
– Hải sản tự nhiên, bao gồm động vật và thực vật
– Nước thiên nhiên, bao gồm nước mặt và nước dưới đất; trừ nước thiên nhiên dùng cho nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp và nước biển để làm mát máy
– Yến sào thiên nhiên; trừ yến sào do tổ chức, cá nhân thu được từ hoạt động đầu tư xây dựng nhà để dẫn dụ chim yến tự nhiên về nuôi và khai thác
– Tài nguyên thiên nhiên khác do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định.
Quy định về người nộp thuế tài nguyên
Người nộp thuế tài nguyên là những tổ chức cá nhân thuộc đối tượng chịu thuế tài nguyên theo điều 3 luật Thuế Tài Nguyên, cụ thể như sau:
– Là doanh nghiệp liên doanh, nếu doanh nghiệp đó được thành lập trên cở sở liên doanh hoạt động trong lĩnh vực khai thác tài nguyên.
– Nếu là đối tác cùng hợp tác giữa Việt Nam và Nước ngoài thì người nộp thuế phải được xác định cụ thể trong hợp đồng hợp tác kinh doanh.
– Tổ chức, cá nhân làm đầu mối thu mua là người nộp thuế, nếu chấp thuận bằng văn bản kê khai nộp thuế thay cho đối tượng khai thác tài nguyên nhỏ, lẻ bán cho đối tượng làm đầu mối đó.
Quy định cụ thể khác cho người nộp thuế tài nguyên
– Đối với tài nguyên khoáng sản:
Người nộp thuế là hộ kinh doanh hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
Trường hợp, khai thác khoáng sản có sự hợp tác giữa các cá nhân, tổ chức thì người nộp thuế là đối tượng được xác định theo văn bản hợp tác. Tổ chức phải được cấp giấy phép khai thác khoáng sản.
Trường hợp 3: Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép khai thác khoáng sản cho đơn vị trực thuộc khai thác thì đơn vị đó có nghĩa vụ đóng thuế tài nguyên.
– Đối với doanh nghiệp liên doanh hoạt động trong lĩnh vực khai thác tài nguyên:
Doanh nghiệp khai thác tài nguyên thành lập trên cơ sở liên doanh thì doanh nghiệp đó là người nộp thuế.
Trường hợp có sự hợp tác giữa Việt Nam và đối tác nước ngồi thì người nộp thuế được quy định rõ trong hợp đồng kinh doanh. Nếu trong hợp đồng kinh doanh không quy định người nộp thuế thì cả hai bên đều phải kê khai nộp thuế hoặc cử người đại diện của hợp đồng kinh doanh nộp thuế.
– Đối với tổ chức, cá nhân nhận thầu thi công và trong quá trình thi công có phát sinh:
Khi thi công có phát sinh sản lượng tài nguyên được phép chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước hoặc không trái quy định pháp luật khi khai thác sử dụng và tiêu thụ thì phải chịu trách nhiệm kê khai và nộp thuế cho cơ quan thuế địa phương (nơi phát sinh tài nguyên khai thác).
– Đối với tổ chức, cá nhân quản lý, sử dụng nước từ công trình thủy lợi:
Phải nộp thuế tài nguyên nếu sử dụng nước từ công trịnh thuỷ lợi để phát điện mà không cần phân biệt nguồn vốn đầu tư công trình thuỷ lợi.
Nếu tổ chức quản lý công trình thuỷ lợi cung cấp nước cho tổ chức, cá nhân để sinh hoạt hoặc sử dụng vào mục đích khác thì tổ chức quản lý công trình thuỷ lợi phải nộp thuế. ( trừ trường hợp sử dụng nước vào mục đích phát điện.)
– Đối với tài nguyên cấm khai thác hoặc khai thác trái phép:
Những đối tượng cấm khai thác hoặc khai thác trái phép bị tịch thu, bắt giữ nhưng thuộc đối tượng chịu thuế này và được phép bán ra thì tổ chức bán ra phải kê khai và nộp thuế tài nguyên theo mỗi lần phát sinh.
Thuế Tài Nguyên quy định cụ thể đối tượng chịu thuế và người nộp thuế, trong khi đó nó kèm theo thuế khác khi khai thác như thuế bảo vệ môi trường, vì vậy bạn cần chú ý hơn khi hoạt động trong lĩnh vực liên quan đến thuế tài nguyên.