dịch vụ kế toán

Tin Tức

Thuế Là Gì? Vai Trò, Đặc Điểm Và Cách Phân Loại Thuế

“Thuế” là một từ mà đã quá đỗi quen thuộc trong đời sống hàng ngày của mỗi con người. Thế nhưng không phải ai cũng hiểu được bản chất của thuế là gì. Từ khái niệm, đặc điểm, đến vai trò hay có những loại thuế nào. Ngày hôm nay, hãy cùng GMS Consulting tìm hiểu và làm rõ xem thuế là gì nhé!

Khái niệm thuế là gì?

Cho đến nay, vẫn chưa có sự thống nhất về khái niệm thuế là gì? Đứng trên góc độ của mỗi nhà kinh tế học khác nhau sẽ đưa ra một khái niệm khác nhau về thuế.

Nhưng nhìn chung, thuế là một khoản tiền được công dân trích nộp, đóng góp cho Nhà nước với tính chất, mục tiêu xác định và không được hoàn trả trực tiếp.

Việc nộp thuế thể hiện nghĩa vụ của mỗi công dân đóng góp cho Nhà nước nhằm mục đích chi tiêu chính phủ cho những hoạt động xây dựng và phát triển đất nước.

Vai trò của thuế

  • Là khoản thu, nguồn tài chính cho ngân sách nhà nước

Thuế là nguồn thu ngân sách chủ yếu của nhà nước để duy trì các hoạt động chi tiêu, mua sắm, tu bổ,… nhằm xây dụng đất nước vững mạnh, phát triển. Mọi hoạt động chi tiêu của chính phủ đều cần dùng đến tiền chính vì đó mà thuế đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với sự tồn tại của một quốc gia.

  • Công cụ điều tiết nền kinh tế

Giúp thực hiện chức năng kiểm soát, kiểm kê, hướng dẫn, quản lý và khuyến khích phát triển sản xuất. Mở rộng lưu thông đối với mọi thành phần kinh tế theo hướng phát triển trong kế hoạch do nhà nước đề ra. Góp phần tích cực trong việc điều chỉnh các mặt mất cân đối lớn trong nền kinh tế của một quốc gia.

  • Đảm bảo sự công bằng xã hội

Nhà nước thông qua thuế để điều tiết phần chênh lệch giữa thu nhập của người giàu và người nghèo bằng cách trợ cấp hoặc cung cấp hàng hóa công cộng.

Đặc điểm của thuế là gì?

  • Mang tính bắt buộc

Khi đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật thì doanh nghiệp có nghĩa vụ phải nộp thuế về cho ngân sách Nhà nước bởi thuế là khoản bắt buộc đối với tổ chức, cá nhân.

Đối với người thu thuế: khi thay mặt nhà nước thu thuế thì tuyệt đối không được phép lựa chọn có thu thuế hay không thu thuế với bất cứ chủ thể nào và phải đảm bảo bình đẳng giữa các chủ thể nộp thuế.

  • Không mang tính đối giá và mang tính không hoàn trả trực tiếp

Thể hiện của tính không đối giá của thuế ở điểm: bất kỳ chủ thể theo quy định thì dù đã nhận được một khoản lợi ích nào hay chưa thì đều phải nộp thuế khi đủ điều kiện nộp thuế.

Tính không hoàn trả trực tiếp ở điểm: nhà nước lấy ngân sách này chi cho việc xây dựng trường học, bệnh viện, cầu đường,… từ các chủ thể nộp thuế về cho ngân sách nhà nước và mỗi một người dân được hưởng lợi ích từ đó, trong đó bao gồm cả chủ thể nộp thuế.

  • Thể hiện quyền lực nhà nước

Sự tồn tại của thuế gắn liền với sự tồn tại của nhà nước. Nguồn thu ngân sách Nhà nước có tới 90% được tạo lập từ thuế.

Nếu không có sự ra đời của thuế, nhà nước sẽ không đáp ứng đủ tiềm lực kinh tế để duy trì các hoạt động trong nươc cũng như thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình.

Chính vì vậy, để đảm bảo thu thuế có hiệu quả khi và chỉ khi cho thuế tính quyền lực nhất định, từ đó mới đảm bảo tạo lập được ngân sách quốc gia phục vụ cho chi tiêu trong quốc gia đó.

Phân loại các loại thuế

Theo hình thức thu

  • Thuế trực thu:

Là loại thuế nhà nước thu trực tiếp trên phần thu nhập của thể nhân hoặc pháp nhân mà người nộp thuế cũng chính là người chịu thuế.

Ví dụ: thuế thu nhập cá nhânthuế thu nhập doanh nghiệp

  • Thuế gián thu

Thuế gián thu là loại thuế mà nhà nước thông qua việc thu thuế của người sản xuất, kinh doanh dịch vụ, hàng hóa. Nhằm động viên thu nhập một phần của người tiêu dùng sử dụng dịch vụ/ hàng hóa.

Ví dụ: Thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất – nhập khẩu,…

Theo tính chất hành chính

  • Thuế nhà nước: là loại thuế nộp vào ngân sách nhà nước
  • Thuế địa phương: là loại thuế nộp vào ngân sách chính quyền địa phương

Phân loại theo tính chất kinh tế

Dựa trên yếu tố kinh tế bị đánh thuế:

  • Thuế đánh vào tài sản tiêu dùng
  • Thuế đánh vào tài sản
  • Thuế đánh vào thu nhập
  • Thuế đánh vào doanh nghiệp

Dựa trên phân chia lĩnh vực kinh tế bị đánh thuế:

  • Thuế đánh vào bất động sản
  • Thuế đánh vào bảo hiểm
  • Thuế đánh vào tiết kiệm

Dựa trên yếu tố và tác nhân kinh tế chịu thuế

  • Thuế xuất nhập khẩu
  • Thuế môn bài
  • Thuế tiêu thụ đặc biệt
  • Thuế tài nguyên
  • Thuế đánh vào sản phẩm – hàng hóa
  • Thuế đánh vào hộ gia đình

Qua bài viết, GMS Consulting hy vọng sẽ mang lại những thông tin hữu ích đến bạn để giải quyết câu hỏi thuế là gì? Thêm vào đó, chúng tôi còn cung cấp đến bạn những chi tiết cụ thể về khái niệm, vai trò, đặc điểm và phân loại thuế.

Trong trường hợp bạn đang cần tư vấn và hỗ trợ về vấn đề tài chính, kế toán của doanh nghiệp thì hãy liên hệ ngay với dịch vụ kế toán trọn gói TPHCM tại GMS để được giải đáp ngay nhé.

GỬI YÊU CẦU LIÊN HỆ