Nghiệp Vụ Kế Toán Là Gì? Có Bao Nhiêu Nghiệp Vụ Kế Toán Cơ Bản?
Nghiệp vụ kế toán là công việc mà các kế toán viên phải thực hiện hàng ngày. Vậy nghiệp vụ kế toán là gì? Có những loại nghiệp vụ kế toán cơ bản nào? Hãy cùng GMS Consulting tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé.
Mục lục bài viết
Nghiệp vụ kế toán là gì?
Nghiệp vụ kế toán là một nhiệm vụ cần phải thực hiện của một kế toán viên với các hoạt động như: bút toán báo cáo tài chính, thu/chi tài chính khi bán hàng, xuất – nhập khẩu quỹ tiền mặt,v..v. Đây được xem như xương sống của ngành kế toán mà một kế toán viên nào cũng cần thiết phải nắm chắc.
Khi thực hiện nghiệp vụ kế toán cần bắt buộc phải có sự chính xác tuyệt đối.
Vậy, nghiệp vụ kế toán tiếng anh là gì? Nghiệp vụ kế toán tiếng anh là Accounting profession.
Các nghiệp vụ kế toán cơ bản
Có rất nhiều loại nghiệp vụ kế toán, và mỗi loại có một số những nhiệm vụ khác nhau. GMS sẽ chia sẻ cho bạn một số nghiệp vụ kế toán cơ bản tại hầu hết các doanh nghiệp hiện nay nhé.
Nghiệp vụ kế toán bán hàng
- Một nhân viên kế toán bán hàng có nhiệm vụ ghi chép các số liệu liên quan đến hoạt động bán hàng như: chi phí bán hàng, tiêu thụ nội bộ, tính toán các số lượng của thành phẩm bán ra, giá vốn theo năm.
- Kiểm tra tiến độ làm việc của việc bán hàng của doanh nghiệp, kế hoạch lợi nhuận, giám sát việc bán hàng để theo dõi tình hình hoạt động của công ty, từ đó cập nhật số liệu.
- Các số liệu cần có tính chính xác, đồng bộ nhằm mục đích xác định nắm bắt được hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Và báo cáo lên những nhà quản lý của công ty.
- Quản trị, giải quyết một số vấn đề bị phát sinh khi làm việc với khách hàng và các bộ phận liên quan như quản lý hoặc kế toán trưởng.
Nghiệp vụ kế toán kho
- Người làm kế toán kho thực hiện các nhiệm vụ liên quan về kho hàng hóa của doanh nghiệp như: theo dõi tình trạng của hàng hóa, đối chiếu với các hóa đơn, theo dõi và điều hướng các công việc tại kho để hạn chế tối đa những tổn thất tài chính cho doanh nghiệp.
- Những bộ phận làm việc trực tiếp với kế toán kho là kế toán về doanh thu, kế toán thanh toán, v..v.. Tất cả đều được giám sát dưới sự quản lý của kế toán tổng hợp hoặc kế toán trưởng.
- Ngoài ra, công việc cần làm của một kế toán kho cần phải theo dõi lượng hàng hóa của công ty có thiếu hụt hay không, để bổ sung thêm. Thường xuyên theo dõi công – nợ đúng với quy định.
- Nghiên cứu một quy trình làm việc khoa học, nâng cao chất lượng làm việc của bộ phận kho.
Nghiệp vụ kế toán công nợ
- Với các công việc thu, chi, nhập kho, xuất kho, bộ phận kế toán công nợ cần kiểm tra lại chứng từ và kẹp chứng từ khi có những nghiệp vụ phát sinh.
- Giám sát các hoạt động nợ tạm ứng của các nhân viên trong công ty. Cũng như theo dõi công nợ riêng cho từng khách hàng, những đại lý, nhà cung cấp.
- Lập báo cáo tài chính theo tháng/quý/năm, cập nhật số liệu chính xác để báo cáo với những nhà quản lý doanh nghiệp nhằm nắm rõ tình hình hoạt động của công ty.
Nghiệp vụ kế toán tài sản cố định
Nhiệm vụ chính của kế toán tài sản cố định là kiểm kê, đánh giá lại tài sản cố định theo quy định của pháp luật. Từ đó, lập nên những báo cáo liên quan đến tài sản cố định của công ty. Cụ thể là:
- Thống kê, ghi rõ những tài sản cố định của doanh nghiệp. Trong đó, phải phản ánh được tình hình tăng, giảm của tài sản cố định ra làm sao.
- Phân bổ được sự khấu hao tài sản cố định theo từng mức độ hao mòn khác nhau với những chế độ đã quy định.
- Lập dự toán để nắm bắt được mức chi phí cần bỏ ra để sửa chữa tài sản cố định.
- Kiểm tra những phân xưởng, phòng ban thực hiện đầy đủ việc ghi chép, sao lưu tài sản cố định, hạch toán đúng chế độ và phương pháp.
- Nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cho từng loại tài sản cố định của công ty, nhiệm vụ của một người kế toán tài sản cố định cần phân tích tình trạng bảo quản và sử dụng tài sản cố định này.
Nghiệp vụ kế toán công cụ, dụng cụ
- Loại nghiệp vụ này cũng cần phải ghi chép và lưu lại tình hình nhập kho, xuất kho, bị tồn kho về số lượng và giá trị.
- Cần phân bổ rồi tính toán lại về công cụ và dụng cụ cho các bộ phận liên quan khác.
- Kiểm kê công cụ, dụng cụ theo từng chu kỳ để xử lý những vấn đề phát sinh.
- Kiểm kê, giám sát, tránh tình trạng bị thất thoát về công cụ, dụng cụ.
Qua bài viết này, GMS Consulting tin rằng bạn đã có một cái nhìn tổng quan về các nghiệp vụ kế toán cơ bản. Mọi thắc mắc của bạn liên quan đến nghiệp vụ kế toán hãy liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết nhé.